hại quốc gia.
* * *
Lý An Dân hỏi: “Vậy anh đã từng gặp đại ca Du Tử ấy rồi sao?”
Trương Lập lắc đầu: “Hồi cha anh đi theo ông thì hãy còn rất nhỏ, mới có
bảy, tám tuổi gì thôi, khi anh ra đời thì ông đã tiêu dưới tay quân Giải phóng
rồi, không có cơ hội gặp mặt. Anh được nghe kể chuyện về Du Tử mà lớn, ông
ấy quả đúng là một nhân vật truyền kì.”
Tính ham buôn chuyện của Cao Hàm lại bừng bừng trỗi dậy: “Rốt cuộc
thì Du Tử là người thế nào ạ? Đại ca Trương, anh kể cho bọn em nghe chút
đi.”
Trương Lập sở dĩ tự đặt cho mình cái tên “Du Tử” cũng vì ngưỡng mộ
ông trùm thổ phỉ trong truyền thuyết kia, nay có người muốn được nghe sự tích
Du Tử, anh ta tất nhiên sẵn lòng kể lại.
Trương Lập đem một trùm thổ phỉ ra tuyên truyền như tấm gương hào
hiệp trượng nghĩa chói sáng, khiến Lý An Dân nhớ đến những lời tán tụng vẫn
lưu truyền về người anh hùng của quần chúng – Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ
Không, dù có bao nhiêu nét đặc sắc cá tính cũng bị hào quang anh hùng đè
bẹp.
Đối với mấy tình tiết đại loại như dũng sĩ đấu với ác long, toàn bộ Lý An
Dân đều cho qua hết, cô chỉ nhớ mỗi mấy chỗ quan trọng – Du Tử sinh ra
trong một gia đình nhiều thế hệ làm thổ phỉ, trong thời kì chống Mỹ viện trợ
Triều Tiên thậm chí còn làm thiếu sinh quân, thời kì Cách mạng văn hóa, vì
xuất thân không tốt mà bị liệt vào loại “Hắc ngũ
[4]
, dắt theo đám anh em tị nạn
tứ xứ, đến thị trấn Hoán Khê mới tìm được một nơi bí mật để ẩn náu. Sau này
cũng không hiểu thế nào, ông ta bỏ lại đám anh em, một thân một mình xông