loát, loại tay nghề có trình độ thế này không phải chỉ luyện một hai năm là
được đâu! Nhìn Lư Ngư này da thịt mềm mại vậy chứ đôi bàn tay toàn là vết
chai dày đặc, thô ráp đến độ có thể đem đi bào dưa chuột được luôn.
Ông chủ Lư Ngư bảo từ nhỏ anh ta đã theo cha học phương thuật, kỹ
thuật làm vật môi giới là điều kiện bắt buộc, việc ngày nào cũng làm đã trở
thành một thói quen khó bỏ, cũng thành niềm say mê. Gần đây anh ta còn mê
mẩn một cô nàng do chính tay mình chạm ra - Tiểu Phi Yến, vì nhân vật này
mà làm biết bao hình tượng, lần này cũng là đang chạm trổ khuôn đầu cho
nàng, tạo hình đội vòng hoa.
Lý An Dân đi đường mệt nhọc, nằm trên sô pha ngủ thẳng tới mười hai
giờ rưỡi, Lư Ngư đã đem rối bóng có dính máu ra nối dây, dàn ra treo ngược
trước nền lụa trắng, đồng thời thắp sáng đèn sân khấu. Bình thường kịch rối
bóng đều là diễn xuất sau màn, dùng năm cây que trúc để điều khiển động tác
của con rối, tuy nhiên bữa nay ông chủ Lư Ngư lại muốn biểu diễn ngón nghề
xiếc hình nhân bản địa Triều Châu nghe nói thất truyền đã lâu.
Theo như ghi chép tổng hợp các tập tục truyền thống thì xiếc hình nhân là
màn kịch biểu diễn trước màn hiếm thấy trong thể loại kịch đèn chiếu. Nghệ
nhân trong điều kiện không sử dụng que trúc mà có thể cùng lúc điều khiển
hơn trăm con rối bóng tự do hoạt động trước đài diễn. Có người suy đoán đây
là nhờ áp dụng phương thức điều khiển bằng dây tương tự rối gỗ, thế nhưng rối
bóng được chế tạo từ chất liệu mềm nhẹ, căn bản không thể nào dùng dây
khống chế được, cũng có thợ thủ công dùng lá đồng thay chất liệu da, nhưng
có thử kiểu gì rồi cũng thất bại. Cho tới nay vẫn có người cho rằng không nên
xếp xiếc hình nhân vào loại hình kịch đèn chiếu, lại càng nghi ngờ về tính chân
thực của xiếc hình nhân.
Trên thực tế, xiếc hình nhân không phải là một môn biểu diễn bằng kỹ
thuật, mà là dùng máu để nối liền “khí” của người sống với con rối, khiến
những con rối đó có thể phản ánh chân thực hình dáng, động tác cũng như sinh