thức một cách tỉ mỉ, nhận thấy khuôn mặt cùng với chân tay của con rối này
được chế tác rất tự nhiên, không thấy phản quang như các tác phẩm điêu khắc
gỗ được phủ sơn khác, cũng mềm mại, giữa các đốt ngón tay còn có đường vân
ngang, trên da thậm chí còn có thể thấy được lỗ chân lông li ti, đúng là thần kì!
Theo Quản sư phụ nói thì điều này có liên quan đến chất liệu của “phấn lót” tốt
hay xấu, còn thao tác cụ thể ra sao anh ta không nói rõ, chỉ nêu ra quá trình đại
khái.
Con rối sau khi được tạo hình xong cần phải mài giũa đánh bóng, sau đó
là lên “phấn lót”, quá trình hết sức phức tạp, nào bồi giấy, trát đất sét, mài nhẵn
quét sơn các loại công đoạn, sau khi hoàn thành tốt mới có thể đính tóc và lông
mi, lông mày.
Ông chủ Lư Ngư nói tác phẩm thủ công càng hao tổn tâm huyết chế tạo
thì càng có cơ hội sản sinh linh hồn, đặc biệt các thứ hình người. Vì sao tranh
chữ cổ lại dễ dàng sinh ra tinh quái như vậy? Đó là vì trong quá trình sáng tạo
nó, người nghệ sĩ phải đưa tinh, khí, thần của mình vào trong ấy, hồn khí theo
từng nét bút từng vết dao rót vào trong tác phẩm, tích lũy qua từng năm tháng,
đến khi khí tụ thành linh thể, linh thể lại thúc đẩy sự nảy sinh linh thức, mà có
ý thức tự thân nghĩa là đã có hồn, hồn lại hóa thành hình, chính là thứ người ta
hay gọi là “tinh quái”.
Được nghe bậc thầy nói chuyện, Lý An Dân học được rất nhiều, lấy
quyển sổ tay tùy thân ghi chép lại những kiến thức mấu chốt. Thái độ vênh váo
khó ưa khi trước của Quản sư phụ thay đổi hẳn, quấn lấy Lý An Dân mà hỏi
han, anh ta thấy qua hồn khí linh thể của Tiêu Phụng Tiên, nhưng không tài
nào thấy được hình dáng cụ thể do hồn khí tạo thành, không có cách nào giao
tiếp cùng cô ấy, cũng không biết tâm trạng cô ấy như thế nào, ở trong ngăn tủ
có vui không? Anh ta chỉ có thể giương mắt ra nhìn hồn khí bay tới bay lui
trong phòng, nóng lòng nóng ruột rối bời tâm can, đối với chuyện Lý An Dân
nửa đêm gặp được thiên tiên như thế đúng là vừa ước ao vừa ganh tỵ.