Xung quanh vang lên tiếng hát nỉ non, là khúc Việt kịch “Cây tương tư”,
ông chủ Lư Ngư đang ở sau sân khấu thử nghiệm hoạt động của các khớp trên
người con rối, khiến nó biểu diễn các động tác ăn khớp với ca từ.
“Gió Tây Bắc thê lương từng trận
Cổng tre kia nghe đập thật mau
Lui rồi tới, gió sao nhanh chóng
Ngàn dặm đường chỉ chớp mắt thôi
Gió ơi gió
Chàng nơi nao có gửi tin chi?
Mang giúp ta một cánh thư nhà.”
Ấy là một đoạn ca trong “Cây tương tư”- tên gọi “Tú ngư thư”, là nỗi
lòng của người vợ nhớ chồng vào cung sáu năm biền biệt không tin tức, thêu
một bức thư nhà, gửi trọn tương tư.
Ánh sáng soi rõ bóng hình trên màn vải, rối bóng được ông chủ Lư Ngư
điều khiển, đang quỳ gối, phất tay áo, ngẩng đầu rầu rĩ, biểu hiện rất sinh động
một màn người vợ nhớ thương chồng, bóng dáng ấy dường như có sinh mạng,
chất chứa nỗi niềm tâm tình của nhân vật, phô bày cuộc sống của cô trên sân
khấu.
Thế nhưng sau khi tiếng nhạc kết thúc, que tre được cất vào, con rối đã
không còn là một nhân vật giàu sắc thái tình cảm nữa, mà chỉ là một sản phẩm