vểnh ria lên đuổi chủ nợ, hầm hầm quát:
– Liệu hồn, nợ nần đòi vừa vừa chứ. Mai kia tao làm quan rồi, tao đến
cắm đất, cắm vườn nhà các người đấy
.
Không hiểu thế nào, người chủ nợ cuống cuồng chạy ra. Thầy đồ Ngoạ
còn đứng chửi theo. Rồi gặp ai, thầy đồ cũng sinh sự, cũng doạ, lại cãi nhau,
chửi bới cả đôi bên hàng xóm. Rồi lúc nào cũng đe nẹt “chúng mày sắp biết
tay ông”.
Chẳng ai ưa cái nhà thầy đồ kiết tự dưng lên mặt.
Rồi còn quá thể nữa, hôm có việc làng. Thầy đồ chỉ là dân bạch đinh
như trai làng chẳng có chỗ, có phần ở đình. Nhưng nghe tiếng trống đình,
thầy chợt như nhớ: ô hay, không thấy đứa nào vào mời tao. Thầy đã ngỡ ta
đã to, ta đã ngồi mâm nhất ngoài đình, thầy đồ đi luôn ra đình.
Thầy đồ Ngoạ tới chỗ phản đá chỗ các cụ lão làng. Một cụ hỏi:
– Anh đồ lên đây có việc gì?
Đồ Ngoạ đáp trống không:
– Chỗ ngồi của mỗ ở trên này.
Một cụ nói:
– Trong đình chưa có chỗ anh đồ ngồi.
Đồ Ngoạ trợn mắt:
– Mỗ còn ngồi cao hơn các bố già kia!
Các cụ lắc đầu, lè lưỡi vì câu nói hỗn. Ông thành hoàng làng ngồi trên
ngai ở hậu cung nghe tiếng, tức lắm.
Những cái trái khoáy của thầy đồ Ngoạ rồi thì tất cả các thần trong làng
đã biết. Thần đất, vua bếp, cả ông Hà Bá dưới sông, các thần đã trình lên
thiên đình, xuống thủy cung. Rằng thầy khoá Ngoạ lộng hành, chưa thi đỗ,
chưa chức tước gì mà đã coi trời bằng vung.
Ngọc Hoàng phán: