vào rồi lấy nhựa đa gắn lại. Ông lão lẩm nhẩm đọc tên bến quê chú lái, tên
vợ chú lái rồi ném quả bưởi xuống dòng nước, nói to:
– Mau mau đi cho được việc!
Cuối năm, vợ chú lái ra bến ngóng thuyền chồng. Đã qua mùa gió bấc
rồi mà chẳng thấy thuyền về. Không biết thế nào, chỉ khóc đợi và đến khi
gió bấc thổi lại đứng trên bến trông ra.
Một hôm, xa xa thấy một chấm đỏ bập bềnh giữa sông nước. Chấm đỏ
ấy trôi băng băng vào, sóng đánh hất quả bưởi lên tận chân nàng trên cát.
Nàng nhặt bưởi, thấy quả còn tươi, một vết nhựa dán hằn trắng. Nàng
bóc ra thấy trong ruột bưởi một đệp mấy tờ giấy có chữ của chồng.
Nàng về sắm một thuyền chở lụa và ngọc trai đến mùa gió nồm dong
buồm vượt bể đi Hạ Châu. Trong bọn chèo lái có một người thợ bạc chuyên
nghề đúc.
Nửa tuần trăng, thuyền vào bến Hạ Châu. Chủ thuyền và bọn người nhà
lên bến tìm mối hàng. Tay chân mụ Lường lại dắt ngay vào cửa hiệu. Mụ
Lường mừng thầm thấy chủ thuyền cũng là nữ, mụ chào hỏi cuống quýt.
Rồi đi xem nhà, ngắm pho tượng thần Rùa Vàng, sau đến tiệc tùng linh
đình và bọn khách ngủ lại. Rồi mụ Lường hẹn sáng hôm sau xuống thuyền
xem hàng, y hệt bao nhiêu chuyến đã đánh lừa các người khác.
Nửa đêm, mụ Lường lại đã cho người đem tượng Rùa Vàng xuống nậy
cánh song khoang thuyền, vùi vào giữa những thửa lụa.
Có một điều không ngờ là người thợ đúc vẫn nằm nấp ở khoang ngoài.
Bọn giấu Rùa Vàng vừa đóng lại nẹp khoang, người thợ lần ra bưng pho
tượng vào khoang bếp. Mọi đồ nghề than củi đã sắp sẵn, người thợ đánh lửa
nung tượng chảy ra những thỏi vàng, xếp lại để dưới chân những cây lụa.
Rồi người thợ đúc gỡ nẹp khoang, chui lên bến. Làm như trong thuyền vẫn
không có người. Trời vừa rạng sáng.
Bọn khách ra về. Mụ Lường hớt hải chạy theo, kêu khóc:
– Quân ăn trộm! Ăn trộm, bắt lấy!