của Thọ. Khi người phụ tá quay lại mang theo ống nhòm, Kim nôn nóng
cầm lấy. Anh thận trọng điều chỉnh ống kính cho tới khi nhóm ký giả trên
khán đài hiện rõ trong mục kính. Rồi anh giật nảy mình khi thấy một khuôn
mặt. Cuối cùng, Kim vẫn ngồi yên nhìn ra và đều giọng nói với viên phụ tá:
- Đồng chí đi lấy danh sách các ký giả săn tin cuộc thương thuyết. Kiểm tra
kỹ lưỡng xem trong số đó có một người Mỹ tên là “Sherman” không. Lẹ
lên đấy!
Viên phụ tá lật đật rời khỏi phòng. Ít phút sau anh ta quay lại, mang theo
một xấp giấy, và vừa thở hổn hển vừa nói:
- Thưa đồng chí có ạ. Trong danh sách các ký giả Mỹ có một người tên là
Joseph Sherman.
Anh ta rút ra tấm hình của Joseph do một nhân viên hoạt vụ điệp báo của
phái đoàn hòa đàm chụp bằng ống viễn kính. Và Kim hăm hở cầm lấy.
Trong khi Kim xem xét bức hình, viên phụ tá bắt đầu làm đúng nhiệm vụ,
đọc hồ sơ của Joseph:
- Từ năm 1954 tới năm 1967, giáo sư môn nghiên cứu Á Đông tại Đại học
Cornell. Từ tháng Giêng tới tháng Ba năm 1968, cố vấn cao cấp Cơ quan
Dân Sự Vụ JUSPAO của Mỹ tại Sài Gòn. Sau đó từ chức và viết một cuốn
sách có nhan đề “Người Mỹ Bị Phản Bội” phê bình chính sách của Mỹ tại
Việt Nam...
Kim cáu kỉnh bật thành tiếng:
- Đúng, đúng. Cuốn sách đó nổi tiếng. Nhưng hiện nay hắn làm gì?
Người phụ tá lại tra cứu danh sách:
- Joseph Sherman kết hôn với một ký giả truyền hình Anh và định cư ở
Luân đôn. Nhờ danh tiếng cuốn sách ấy mang lại cho mình, hắn hiện nay
được tờ The Times ở Luân Đôn đặt viết một loạt bài phân tích đặc biệt về
cuộc hoà đàm và chiến tranh. Cho tới hôm nay, đã in được hai bài.
Người phụ tá đưa hai bài báo cắt sẵn, được gắn vào một tờ giấy khác:
- Hiện nay hắn trọ tại khách sạn Intercontinental, tại góc đường Rivoli và
Castiglione dọc theo Công viên Tuileries. Số phòng 4567.
Vẫn đứng bên cửa sổ, Kim cẩn thận đọc từ đầu tới cuối hai bài báo cắt. Rồi
anh tới ngồi xuống đằng sau bàn giấy, lấy ra một tờ giấy trắng. Anh rút bút