rồi người Việt Nam khẻ gật đầu chiếu lệ, tỏ cho biết mình có nhận ra, sau
đó lại chăm chú nhìn xuống các trang nghị định thư được đánh máy sẵn.
Sau cùng, khi hai nhà thương thuyết chính đặt bút qua một bên, các phụ tá
đóng tập hồ sơ lại rồi đi vòng sau bàn, bước cẩn trọng từng bước để trao
đổi văn bản. Qua người thông dịch, Tiến sĩ Kissinger và Lê Đức Thọ phát
biểu sang sảng và ngắn gọn, đề cập tới khát vọng hoà bình của cả đôi bên
và tính lịch sử của khoảnh khắc này.
Kế đó, cuộc tụ họp giải tán để cả hai có thể bước ra đường cho các nhà báo
đang đợi có cơ hội chụp hình và quay phim họ. Vĩa hè lênh láng nước mưa.
Bầu trời phía trên đầu họ xám xịt và nặng như chì. Các nhiếp ảnh viên phải
dùng đèn chớp để chụp hình phút giây người Mỹ ấy và người Việt ấy đứng
trên lề đường, tay siết chặt tay nhau, miệng cười vào miệng nhau thật rộng
và thật tươi, như thể cả hai cùng là bạn tri kỷ lâu năm.
Nơi hành lang dẫn thẳng ra đại lộ, các phái đoàn và các phóng viên đứng
lẫn lộn nhau khi lấy mũ đội và mặc áo mưa. Trong lúc chen lấn, Joseph
cảm thấy có ai đó kéo tay áo mình. Anh quay lại thấy Trần Văn Kim đã
đứng kế bên.
Người Việt Nam nói, giọng thấp:
- Monsieur Sherman, có lẽ chúng ta nên gặp nhau một chút trước khi anh
rời Paris.
Joseph nhún vai:
- Không phải đã khá trễ cho những tiết lộ nóng hổi về mưu đồ bí mật của
các nhà thương thuyết Mỹ sao?
- Lần này tôi có tin tức cho chính anh, hoàn toàn có tính cách cá nhân.
Kim nói như thế với giọng tự chế lạ thường. Thái độ của Joseph lập tức dịu
hẳn:
- Tại sao chúng ta không gặp nhau uống chút rượu nơi tầng trệt khách sạn
của tôi tối nay? Tôi ở tại Intercontinental.
Người Việt Nam lắc đầu:
- Tôi nghĩ tốt hơn chúng ta nên gặp nhau ở một chỗ riêng. Tôi sẽ đến tận
phòng anh đúng sáu giờ chiều nay.
Nói xong, không để người Mỹ có cơ hội trả lời, Kim quay lưng và đi thẳng,