TRĂNG HUYẾT - Trang 14

năm 2004 gồm hai cuốn cùng khổ với Saigon, dày 621 trang và 645 trang).
Mặc dù giữ nguyên bố cục của Saigon với tám phần, bắt đầu từ năm 1925
đời vua Khải Định, cho đến cuối tháng Tư năm 1975, Nguyễn Ước đã “viết
chêm vào, khi thì trọn một chương, khi thì vài đoạn nghĩ tưởng, vài lời đối
thoại, nhiều nhân vật phụ, v.v. để chính đính, minh hoạ; đào sâu tâm lý của
các nhân vật người Việt, bổ túc nhiều chi tiết về hoàn cảnh chính trị,
khuynh hướng cách mạng bản địa và thời đại, sự kiện lịch sử, nghi lễ cung
đình, phong cảnh, nếp nghĩ, tục lệ và văn hoá dân tộc, v.v.” và điều mà ông
“chủ tâm hơn cả là cố gắng để nói lên Việt tính của nhân vật và sự kiện,
đồng thời trình bày sao cho hợp với cảm quan của độc giả người Việt”.
Chính trong ý nghĩa ấy, có thể nói là Nguyễn Ước đã góp phần sáng tạo các
nhân vật, và cả khung cảnh sinh hoạt nữa để họ trở thành những người Việt
Nam, sống trong xã hội Việt Nam với những nét văn hoá đặc thù và nhờ thế
mà độc giả người Việt chúng ta có thể buồn vui theo họ. Nguyễn Ước quả
nhiên cũng là một tác giả, và điều độc đáo đã được thực hiện: một tác phẩm
tổng hợp của hai người chưa bao giờ gặp nhau, hoàn thành phần nọ cách
phần kia hơn 20 năm đã ra đời như một tổng hợp của kiến thức, tài năng và
cảm tính.
Trường thiên tiểu thuyết TRĂNG HUYẾT kết thúc khi chiếc máy bay trực
thăng cuối cùng rời khỏi sân thượng toà đại sứ Mỹ tọa lạc ngay tại trung
tâm thành phố Sàigòn rạng sáng ngày 30 tháng tư năm 1975, như một dấu
chấm hết cho cái tên “Saigon” từng tồn tại gần 300 năm trước của thành
phố được mệnh danh là “hòn ngọc Viễn đông”. Rất có thể sự bức tử của cái
tên ấy đã khiến nó được dùng làm tên cho cuốn tiểu thuyết của Anthony
Grey. Còn tên Trăng Huyết mà Nguyễn Ước đặt cho cuốn tiểu thuyết viết
chung với Grey từ Saigon thì lại thành hình từ nỗi xúc động khi trôi theo
nửa thế kỷ đau thương ly loạn trên khắp đất nước Việt Nam vì, như ông nói
ở cuối sách, “trăng huyết” là trăng đỏ như máu, trăng báo điềm, và làm
chứng cho nửa thế kỷ đau thương của đất nước.
Khởi điểm của truyện là năm 1925, khi mà sự thống trị của thực dân Pháp
tại Việt Nam bắt đầu gần 70 năm trước đó đang bị lung lay tận gốc bởi sự
hà khắc của chế độ thực dân đã lên đến cực điểm, cũng có nghĩa là nỗi hận

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.