TRĂNG HUYẾT - Trang 15

thù của dân chúng đã đến mức không thể đè nén được, trong khi số người
đựơc giáo dục theo Tây học, có kiến thức về nhân quyền, dân quyền thì đã
đủ để trở thành một lực lượng lãnh đạo có khả năng.
Năm mươi năm của cuốn trường thiên tiểu thuyết Trăng Huyết có thể coi
như giai đoạn sôi động nhất trong lịch sử cận và hiện đại Việt Nam, nếu so
sánh với 25 năm trước đó, và 30 năm sau đó. Mà sôi động thật, vì một khi
đã bắt đầu bắt đầu dở sách ra, thì người đọc liền bị cuốn hút vào nhịp sống
sôi nổi của các nhân vật, sự mãnh liệt và cuồng nhiệt của từng cảnh huống
cũng như sức đi vũ bão của các sự kiện lịch sử. Sự thảnh thơi ngồi yên
thưởng thức một ly cà phê hay một ly rượu hình như chỉ xuất hiện một lần
ở đầu truyện, khi các vị khách rồi sẽ thành nhân vật chính của truyện mới
chỉ vào đến lãnh hải Việt Nam, chứ chưa đặt chân lên đất Sàigòn. Sau đó,
thì không có lúc nào và không có ai được “rảnh rang” như thế nữa. Tương
tự như nhiều tác phẩm vĩ đại kinh điển, ngay trong phần đầu dài 151 trang
của Trăng Huyết (từ gần 100 trang của Saigon, với tiểu tựa rất súc tích và
giầu hình tượng: Đời thuộc địa là thế!), tác giả đã giới thiệu các nhân vật
chính của truyện, bao gồm thành viên của bốn gia đình mang tính đại biểu
cho cái xã hội chứa đầy mâu thuẫn của Việt Nam trong suốt mấy chục năm
của truyện. Tác giả đã minh họa nhiều cảnh tượng tiêu biểu của cái xã hội
phân hóa, chất chứa vô vàn bất công, bất nhân, bất nghĩa và vô lý, cùng
những đối nghịch không thể hóa giải, để xây dựng những nhân vật có thể
coi như đại diện của từng thành phần. Những nhân vật ấy, theo diễn biến
của lịch sử và định mệnh trải dài gần 1200 trang sách của 50 năm biến
động nhất trong lịch sử Việt Nam, rồi đây sẽ gắn liền với nhau bằng tình
yêu cũng như thù hận. Tình yêu thì cuồng nhiệt, và hận thù thì sục sôi,
nhưng cả hai loại tình cảm ấy đều kiên định, đều cực đoan, và đều có phần
mê mị do sự tàn khốc của định mệnh, cũng như đòi hỏi của hoàn cảnh hay
phương pháp đấu tranh của các phe phái và chủ nghĩa.
Nhân vật chính của Trăng Huyết là Joseph Sherman, người Mỹ, đến Việt
Nam lần đầu tiên vào năm 1925, khi mới 15 tuổi. Cậu cùng cha mẹ và anh
đến thăm miền Nam Việt Nam, lúc ấy là một thuộc địa của Pháp. Là con
của một thượng nghị sĩ, sinh ra và lớn lên trong một quốc gia tự do dân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.