TRANG TRẠI HOA HỒNG - Trang 21

tôi đi tha thẩn khắp các ngả đường, trở lại ga Hà Nội, sục sạo trong các con
phố, tôi có ý tìm người đàn ông với gánh hàng phở ở vỉa hè năm nào nhưng
không bao giờ gặp lại.

Đúng giờ hẹn, anh thanh niên lái xe đến nhà trọ bằng chiếc xe

Commăng-ca cũ kĩ. Chúng tôi nhanh chóng lên đường. Cha tôi ngồi cạnh
anh lái xe chỉ đường. Tôi ngồi ở băng ghế sau rộng rãi.

Cha tôi bảo: “- Khi nào mệt con nằm xuống ghế mà ngủ”. Đường đi

vừa xa lại xóc. Tôi ngủ sao nổi! Xe ra khỏi thành phố trời đã nhập nhoạng
tối. Một vài hàng quán đã lên đèn. Con đường lộ xuôi về phía Nam hun hút
gió, băng qua làng mạc, đồng ruộng. Những ngôi nhà ngói, nhà lá, nhà rạ
nằm lẩn khuất giữa những bụi tre, cây rơm đang chìm dần trong ánh hoàng
hôn cuối ngày.

Tôi mê đọc văn của Thạch Lam, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Vũ Trọng

Phụng, Nam Cao từ nhỏ. Sau này đọc thêm truyện của các ông Nhật Tuấn,
Duyên Anh, Vũ Bằng, Tô Hoài, Nguyên Hồng để hiểu thêm về xứ Bắc, quê
nội. Nhưng trong buổi chiều u ám, lạnh lẽo này, tôi càng thấm thía khi được
tận mắt nhìn những làng quê, con người nơi cha tôi sinh ra. Một đoạn
đường dài chiếc xe như trôi đi trong màn sương khói từ các thôn xóm bên
đường loang ra phủ mờ cảnh vật, phảng phất mùi ngô, khoai nướng. Câu
chuyện của cha tôi và người lái xe càng lúc càng rôm rả, khiến tôi càng chú
ý, xua tôi ra khỏi cảm giác buồn tẻ, cô đơn. Những câu đối thoại của hai
người lúc to lúc nhỏ.

“ - Cậu đi lính được mấy năm rồi?”.
“- Dạ một năm ba tháng chú! Chú ở miền Nam sống ở tỉnh nào?”.
“-Lâm Đồng”.
“- Chú làm nghề gì?”.
“- Làm ruộng! Cậu là con thứ mấy trong nhà?”.
“- Dạ thứ hai. Thầy cháu hi sinh. Mẹ cháu đi lấy chồng, cháu còn có

thêm hai người em nữa… Nghe nói trong Nam làm ăn dễ phải không
chú?”.

“-Cũng tàm tạm… Ở đâu chăm chỉ làm ăn cũng sống được. Cậu học

tới lớp mấy rồi? Sao lại đi bộ đội?”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.