TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 121

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

không [nghĩa là lời nói có ý nghĩa không], hay không có lời nói [nghĩa là lời nói vô nghĩa, chỉ nhƣ

hơi phát từ miệng ra thôi]. Lời nói khác với tiếng chim con chíp chíp, nhƣng vì lời nói không hẳn

diễn đƣợc ý nghĩa, nhƣ vậy thì rốt cuộc có phân biệt đƣợc hai cái đó không?

Đạo bị cái gì che lấp tới nỗi phải phân biệt chân với nguỵ? Lời nói bị cái gì che lấp tới nỗi phải phân

biệt phải với trái? Khi nào thì đạo không còn, khi nào thì lời không chấp nhận đƣợc? Đạo bị thành

kiến nhỏ nhen che lấp; lời nói bị sự hoa mĩ phù phiếm che lấp. Do đó mà phái Nho, phái Mặc tranh

luận với nhau. Cái gì phái này cho là phải thì phái kia cho là trái; cái gì phái này cho là trái thì phái

kia cho là phải. Muốn thấy điểm phải trong chỗ họ cho là trái, thấy điểm trái trong chỗ họ cho là

phải, [nghĩa là muốn thấy phái nào cũng có lí một phần, mà không phái nào hoàn toàn có lí], thì

không gì bằng dùng trực giác [đừng lí luận, tranh biện]. 198 [10]

Vật nào cũng là vật khác mà cũng là chính nó. Phân biệt vật và mình thì không thấy đƣợc lẽ đó, hoà

đồng với vật thì thấy đƣợc. Cho nên mới bảo cái kia là tự cái này mà ra, mà cái này cũng tự cái kia

mà có. Chẳng hạn ngƣời ta phân biệt sống và chết, sự thực sống cũng là chết, chết cũng là sống. Cái

có thể đƣợc cũng là không thể đƣợc, cái không thể đƣợc cũng là cái có thể đƣợc. Xác nhận cũng là

phủ nhận, phủ nhận cũng là xác nhận. Thánh nhân không chấp nhất nên mới rực rỡ ở trên trời.

Mình là ngƣời khác, ngƣời khác cũng là mình. Ngƣời kia có quan niệm của họ về thị, phi. Mình cũng

có quan niệm của mình về thị, phi. Có sự khu biệt thực nào giữa mình và ngƣời kia không? Mình và

ngƣời đừng chống đối nhau nữa, cái chốt [tức cái cốt yếu] của Đạo ở đó. Cái chốt đó ở trung tâm cho

nên ứng với các biến hoá vô cùng. Cái “thị” (phải) biến hoá vô cùng, mà cái “phi” (không phải) cũng

biến hoá vô cùng. Cho nên mới bảo: Không gì bằng dùng trực giác.

Muốn dùng cái ý niệm độc lập, tuyệt đối để chứng rằng những biểu hiện của ý đó trong sự vật không

phải là ý niệm độc lập, tuyệt đối, thì sao bằng dùng cái phi ý niệm 199 [11] để chứng rằng những ý

niệm biểu hiện trong sự vật không phải là ý độc lập, tuyệt đối. Muốn chứng rằng con ngựa trắng

không phải con ngựa thì sao bằng dùng ý niệm “phi mã” (không phải con ngựa) để chứng rằng ngựa

trắng không phải là ngựa 200 [12] . Sự thực vũ trụ chỉ là một ý niệm, mà mọi vật chỉ là một con ngựa

201 [13] .





Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.