TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 131

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

phần tử làm sao biết được toàn thể), không thể chỉ rõ, giảng nó là cái gì. Cho rằng mình biết được

Đạo, là nói bậy, nhận rằng mình không biết được nó, mới là sáng suốt. (Biết rằng có những điều

mình không thể biết được, đó là đạt được cực điểm của “trí” – bài 8).

Vậy Trang cơ hồ chủ trương thuyết “bất khả tri”.

Tuy không hiểu được Đạo, nhưng hạng đại trí, đạt Đạo, biết rằng vạn vật hợp nhất ở trong Đạo, nên

không phân biệt vật này, vật khác, mình với vật: “Vật nào cũng là vật khác mà cũng là chính nó.

Phân biệt vật và mình thì không thấy được lẽ đó, hoà đồng với vật thì thấy được. Cho nên mới bảo

cái kia là tự cái này mà ra, mà cái này cũng tự cái kia mà có (…) Mình là người khác, người khác

cũng là mình” (bài 3).

Ở đây ta thấy Trang tử vượt Mặc tử. Mặc tử bảo phải yêu mọi người như mình, nghĩa là còn phân

biệt người và mình. Trang thì không: người là mình, mình là người. Yêu hay ghét không thành vấn

đề nữa: cứ theo tự nhiên, thì cũng như yêu mọi người, mọi vật rồi. Tôi không muốn gọi thuyết của

ông là “siêu ái” để so sánh với thuyết “kiêm ái” của Mặc, vì ông không chủ trương “ái”, nhưng tư

tưởng của ông quả là cao hơn Mặc nữa. Mà cao hơn tức là khó thực hiện hơn.

Đã cùng là những phần tử của Đạo cả, nên vạn vật ngang nhau. Thân thể con người gồm một trăm

cái xương, chín cái lỗ và sáu “tạng”, có cái nào đáng quí hơn cái nào đâu? Chúng đều là bộ phận

của thân thể, đều phục dịch cho ta. Một cái bị bệnh thì những cái khác cũng bị ảnh hưởng lây, mà

thân thể của ta mất sự quân bình 244 [56] .

“Cho nên một cọng cỏ nhỏ với một cây cột lớn, một người đàn bà xấu với nàng Tây Thi, với tất cả

các cái bậy bạ, dối trá, quái dị đều hợp nhất ở trong Đạo. Cái nhất đó phân chia ra thành vạn vật”

(bài 4).

Vả lại cái gì cũng ở trong Đạo hết. So với một cái cực nhỏ thì đầu chiếc lông mùa thu là cực lớn; so

với cái cực lớn thì núi Thái Sơn vẫn là nhỏ. Loài người ăn thịt dê thịt bò cho là ngon, mà loài dê loài

bò lại cho lá cây, cỏ mới ngon; loài người cho Mao Tường, Lệ Cơ là đẹp, nhưng loài chim loài cá

thấy hai nàng đó thì hoảng sợ mà trốn; vậy là không có “chính vị”, “chính sắc”, nghĩa là không có

gì làm tiêu chuẩn bất di bất dịch cho khẩu vị, sắc đẹp cả, không có gì tuyệt đối cả.


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.