TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 133

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

“Đồng qui nhi thù đồ” là vậy. Khổng có thể dung hoà với Lão, mà Phật sau này có thể dung hoà cả

với Khổng và Lão. Tuỳ hoàn cảnh, có thể “xuất” như Khổng hay “xử” như Lão, đó là thái độ của tất

cả các nhà Nho như Đào Tiềm, Tô Đông Pha tới Chu Văn An, Nguyễn Khuyến… Mà thái độ của dân

chúng Trung Hoa cũng như Việt Nam là chấp nhận cả tam giáo: Khổng, Lão, Phật; tâm hồn chúng

ta không ai là thuần tuý Khổng hay Lão hay Phật, ai cũng chịu ảnh hưởng của ba tôn giáo đó, chỉ

khác là do bản tính, người thiên về đạo này hơn đạo khác; nhưng cả những người thiên về một đạo

nào đó – chẳng hạn Khổng giáo – thì một tuổi nào đó hoặc gặp một hoàn cảnh nào đó, có thể thiên

về một đạo khác hơn – chẳng hạn Phật giáo.

Từ vũ trụ quan kể trên, Trang tử rút ra cho chúng ta bài học này: đừng nên tranh biện.

Chúng ta nhớ Trang tử sống cùng một thời với Mạnh tử. Thời đó là thời Chiến quốc, thời đại loạn,

nhưng cũng là thời tư tưởng Trung Quốc phát triển rất mạnh, thời “bách gia chư tử”. Ngôn luận

được hoàn toàn tự do, ai cũng muốn đưa ra một thuyết để cứu nguy cho thiên hạ, mà các vua chúa

cũng muốn tìm hiểu tất cả các thuyết để xem có thể áp dụng được không, cho nên trọng đãi các triết

gia, mời họ làm cố vấn, coi họ như thầy nữa, như Tề Tuyên vương, Lương Huệ vương, Đằng Văn

công đối với Mạnh tử. (Chính Trang tử cũng được Sở Uy vương mời làm tướng quốc mà ông từ

chối).

Trong số các triết gia đó, có độ mươi nhà rất nổi danh như Mạnh tử, Tuân tử, Huệ tử, Công Tôn

Long, Trâu Diễn… (không kể Trang tử), nhưng ảnh hưởng lớn nhất, theo Mạnh tử, là học thuyết của

Dương và Mặc: “Học thuyết của Dương Chu và Mặc Địch lan tràn thiên hạ khi bàn bạc, người nào

không theo Dương thì theo Mặc”.

Những học phái đó đả kích nhau, khuynh loát nhau, cho nên càng nhiều càng loạn, từ vua chúa tới

dân chúng đều hoang mang, không biết theo ai. Mạnh tử hăng hái nhất, tự cho mình cái sứ mạng

bảo tồn, phát huy đạo của Khổng tử, muốn đánh đổ các thuyết khác, đặc biệt là thuyết “vị ngã”, “vô

quân” của Dương Chu 245 [57] và thuyết “kiêm ái”, “vô phụ” của Mặc Địch 246 [58] .

Trang tử cho rằng họ lầm lẫn hết, nên ông không đả riêng một nhà nào (có lẽ một phần vì vậy mà

Mạnh tử không nhắc gì tới ông cả), chỉ cảnh cáo họ rằng biện luận chẳng những vô ích mà còn có


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.