TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 134

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

hại.

Vì biện luận chỉ thấy được một khía cạnh thôi, Đạo không có giới hạn mà ngôn ngữ thì không chắc

chắn. Đạo thì không phân biệt cái này cái kia, do ngôn ngữ mới có sự phân biệt. Nhưng sau mỗi cái

phân biệt, có một cái gì không phân biệt được, sau mỗi cái biện luận, có một cái gì không biện luận

được (bài 8).

Người ta tranh biện chỉ mong thắng được người khác, nhưng không hiểu rằng không thể thắng ai

bằng cách đó được. Hai bên đều đưa thiên kiến của mình ra mà không chịu nghe lí luận của người

kia, y như một cuộc đàm thoại giữa kẻ điếc. Mà nếu một người nào làm cho người kia phải im tiếng

thì cũng không nhất định là người đó phải, người kia trái; có phần chắc là người nào cũng có chỗ

phải, chỗ trái.

Nhờ một người thứ ba làm trọng tài thì lại càng vô ích nữa. Nếu người đó cùng ý kiến với người thứ

nhất thì làm sao phê phán được người thứ nhì; cùng ý kiến với người thứ nhì thì làm sao phê phán

được người thứ nhất; nếu khác ý kiến với cả hai thì càng không thể phê phán được ai phải, ai trái;

mà nếu cùng ý kiến với cả hai người thì làm sao còn gọi là trọng tài được nữa? (bài 12).

Hơn nữa, càng tranh biện, càng làm cho chân lí mờ tối đi, vì thành kiến của mỗi bên, “Đạo bị thành

kiến nhỏ nhen che lấp, lời nói bị sự hoa mĩ, phù phiếm che lấp. Do đó mà phái Nho, phái Mặc tranh

biện với nhau. Cái gì phái này cho là phải thì phái kia cho là trái; cái gì phái này cho là trái thì phái

kia cho là phải. “Đừng chống đối nữa, đó là cái “chốt” của Đạo. Cái chốt đó ở trung tâm cho nên

ứng với các biến hoá vô cùng” (bài 3). Có thái độ không chống đối nhau thì mới hiểu được những

cái phải, cái trái ở bên ngoài, cũng như từ cái trái thơm (moyeu) của một bánh xe đạt được tới vành

bánh xe bằng những chiếc tăm tủa ra khắp phía.

Và khi phán đoán phải biết tuỳ theo hoàn cảnh mà thay đổi, mới thấy được có điều xưa cho là phải,

nay cho là trái, ở xứ này là phải, ở xứ khác là trái, trong cái phải có cái trái, trong cái trái có cái

phải. Như vậy là hoà hợp với thiên nghê, cũng gọi là “thiên quân”, tức với cái lí tự nhiên, sự biến

hoá tự nhiên của vạn vật. Thái độ vượt lên trên thị phi, thích nghi với hai cái đó, Trang tử gọi là

“lưỡng hành”.

Tư tưởng bình đẳng tuyệt đối trong chương này của Trang tử trái ngược hẳn với tư tưởng của Mạnh

tử mà cũng khác tư tưởng của Hứa Hành, một triết gia đương thời.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.