TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 146

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

Nhan Hồi đáp:

- Con sẽ rán cung kinh mà khiêm nhƣờng; cƣơng quyết mà chuyên nhất, nhƣ vậy đƣợc không?

- Không đƣợc, vì vua Vệ tự mãn mà tính tình bất thƣờng; không ai dám làm trái ý ông ta; ông ta áp

đảo thiện ý của ngƣời khác để làm theo ý mình. Con ngƣời đó, những thói tốt hằng ngày có thể sửa

tính đƣợc, mà còn không chịu theo thì làm sao thực hành đƣợc đức lớn? 337 [7] Ông ta tất sẽ cố

chấp, không chịu sửa đổi. Nếu ông ta bề ngoài tán đồng anh, mà trong lòng không phản tỉnh 338 [8] ,

thì anh dùng phƣơng pháp đó có ích lợi gì?

- Nếu vậy thì con dùng cách “trong thẳng mà ngoài cong” 339 [9] của cổ nhân.

Kẻ nào “trong thẳng” là môn đệ của trời; môn đệ của trời thì cho vua với mình cũng là con của trời.

Là con trời thì đâu cần ngƣời khác phê phán ngôn luận của mình là phải hay trái. Thuận với tự nhiên

nhƣ vậy thì giữ đƣợc thiên chân nhƣ đứa bé, nên ngƣời ta gọi là em bé, mà em bé là môn đệ của trời.

Kẻ nào “ngoài cong” là môn đệ của ngƣời. Hai tay chấp lại, cầm cái hốt, quì xuống, cúi đầu, đó là

bầy tôi giữ lễ với vua. Mọi ngƣời giữ lễ đó, làm sao con dám không giữ? Làm nhƣ mọi ngƣời thì

không ai trách mình. Nhƣ vậy là môn đệ của ngƣời.

Kẻ nào hành động nhƣ cổ nhân thì là môn đệ của cổ nhân; kẻ đó chỉ lập lại những lời của cổ nhân

can ngăn vua, nhƣng đó là lời của cổ nhân chứ không phải lời của chính mình; cho nên dù có cƣơng

trực thì cũng không có tội vì chỉ là theo cổ nhân thôi mà.

Con tính làm nhƣ vậy, thầy nghĩ có nên không?

Trọng Ni đáp:

- Không. Biện pháp của anh nhiều quá mà không thông đạt. Anh chỉ tính làm sao cho khỏi bị tội, nhƣ

vậy cảm hoá nhà vua sao đƣợc?




Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.