TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 149

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

tính cố kết trong lòng đứa con. Bề tôi thờ vua, đó là bổn phận; bất luận thời nào, ở đâu, cũng bị sự

thống trị của vua 348 [18] không sao tránh khỏi đƣợc, cho nên đó là một luật lớn. Con thờ cha mẹ thì

phải thích ứng với mọi hoàn cảnh, nhƣ vậy là chí hiếu; bề tôi thờ vua phải chấp nhận mọi sự nguy

hiểm, nhƣ vậy là tận trung. Ngƣời nào làm việc hết lòng thì vui hay buồn cũng không đổi lòng. Biết

rằng sự thể không thay đổi đƣợc mà an mệnh chấp nhận nó, nhƣ vậy là chí đức [có đức tuyệt cao].

Phận làm tôi, con, thế nào cũng có những điều không đƣợc nhƣ ý, phải miễn cƣỡng làm tròn bổn

phận mà quên mình đi, nhƣ vậy đâu còn tham sống sợ chết nữa? Ông cứ làm sứ mệnh đƣợc giao phó

đi.

Tôi đã đƣợc nghe điều này, xin kể lại: trong việc giao tế với nhau, nếu ở gần nhau thì do tiếp xúc

hàng ngày mà tin nhau; nếu ở xa nhau thì chỉ căn cứ vào những lời trung thực của nhau. Những lời

này do một ngƣời thứ ba truyền đạt. Truyền đạt những lời vui vẻ hoặc giận dữ của hai bên, là một

công việc cực khó. Vì hai bên muốn làm vui lòng nhau thì họ tâng bốc nhau lên; nếu giận nhau thì họ

không tiếc lời trách móc nhau. Cái gì quá mức tất không đúng sự thực, không làm cho ngƣời ta tin

đƣợc. Ngƣời nào truyền đạt những lời gây lòng nghi ngờ thì tất gặp tai hoạ. Cho nên cách ngôn có

câu: “Truyền những lời bình thƣờng thôi, đừng truyền những lời quá lố, nhƣ vậy may ra bảo toàn

đƣợc thân”.

Nhƣ ngƣời đấu võ, mới đầu nghiêm chỉnh lắm, rồi sau mới dùng ngón ngầm, rốt cuộc sẽ dùng cả

trăm quỉ kế để hạ đối phƣơng. Ngƣời uống rƣợu mới đầu lễ độ rồi sau say sƣa, hỗn loạn, hoá ra

phóng đãng. Mọi việc đều nhƣ vậy: mới đầu nhã nhặn, rồi sau thô tục, mới đầu là chuyện nhỏ, sau

thành đại hoạ. Lời nói nhƣ sóng gió, mà việc truyền đạt thì có đắc có thất (lỡ lời). Sóng gió dễ nổi

lên, sự đắc thất cũng bất thƣờng (nhƣ sóng gió) dễ sinh ra nguy hiểm. Sở dĩ ngƣời ta nổi giận vì

những lời nói quá của ngƣời kia. Con thú bị dồn vào đƣờng cùng, sắp chết, nổi giận hoá ra hung dữ

với ngƣời thợ săn; kẻ dƣới bị ngƣời trên đối xử hà khắc quá thì cũng bất giác nảy ra ý hãm hại ngƣời

trên. Những ý nghĩ bất giác nhƣ vậy rồi sẽ đƣa tới đâu?

Cho nên cách ngôn có câu: “Đừng sửa đổi mệnh lệnh của vua. Đừng miễn cƣỡng làm quá để thành

công”. Cái gì vƣợt quá mức tức là quá độ 349 [19] .

Sửa đổi mệnh lệnh, miễn cƣỡng làm quá thì sẽ hỏng việc. Cho nên giải pháp tốt nhất là phải thủng

thẳng. Việc hỏng rồi khó sửa lại đƣợc. Vậy chẳng nên thận trọng ƣ?


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.