TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 166

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

“cứng và trắng” 425 [29] .

NHẬN ĐỊNH

Sáu bài thì năm bài đầu dùng những nhân vật tưởng tượng, kì quái: cụt một chân, cụt năm ngón

chân, gù lưng, không môi… mà cảm hoá được nhiều người, để tỏ rằng thân thể không đáng kể gì cả,

tinh thần mới quan trọng. Người nào có đức thật cao thì chẳng làm gì cả, cũng được người khác quí

mến, quên hình dáng xấu xa ghê tởm của mình đi nữa.

Cái đức đó là đức tự nhiên, nghĩa là giữ thiên chân, theo thiên tính, không bận tâm đến sinh tử, thị

phi, đắc thất, đói khát, nóng lạnh… vì tất cả những cái này chỉ là những biến hoá của sự vật, sự

chuyển vận của luật trời (bài 4), coi thân thể mình như chỗ cư ngụ tạm (mất một chân cũng như mất

một cục đất), coi thanh sắc là ảo tưởng; trút bỏ hết thế tình, không dùng đến trí tuệ, lễ tín, đức huệ,

cũng không chế tạo, sản xuất một cái gì (bài 5) (như vậy là được trời nuôi), mà cũng không nên biện

luận, dựng một học thuyết nào cả (bài 6).

Trang tử dùng hai hình ảnh để tả cái tâm của bậc chí đức đó: trong bài 2 ông coi nó như một tấm

gương sáng, bụi không đóng vào được; trong bài 4, ông bảo nó như một làn nước phẳng lặng, mực

nước bình rồi mới làm tiêu chuẩn cho mọi việc, như ống thuỷ chuẩn ta dùng coi xem chỗ nào cao,

chỗ nào thấp.

Ai đạt được trình độ đó thì tuy có hình thể con người mà không có tình cảm con người (vì vậy mà gọi

là vô tình), và tuy nhỏ xíu vì vẫn thuộc về loài người, nhưng lại vĩ đại như trời vì đồng thể với trời.

Chú thích:


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.