TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 228

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

Ông lão làm vƣờn nghe xong, nổi giận, đỏ mặt lên, cƣời nhẹ, bảo:

- Lão nghe thầy lão nói rằng hễ dùng cơ giới thì tất có cơ tâm (lòng máy móc), có cơ tâm thì không

còn thiên tính trong trắng nữa mà tâm thần không yên ổn, tâm thần không yên ổn thì Đạo sẽ lánh xa,

không che chở mình nữa. Lão không phải không biết cái lợi của cơ giới, nhƣng cho dùng nó là nhục,

thế thôi.

Tử Cống xấu hổ, cúi đầu không đáp. Một lát sau, ông lão làm vƣờn mới hỏi:

- Chú là ai?

- Thƣa, một môn đệ của Khổng Khâu.

- Chú phải thuộc hạng ngƣời muốn học cho rộng để đòi làm ông thánh, hô hào để thiên hạ theo mình,

gãy đàn, ca hát than thở để chuốc danh đấy không? Chú nên quên thần khí, bỏ hình hài của chú đi thì

may ra mới gần đƣợc Đạo. Thân chú, chú còn không “trị” đƣợc thì làm sao trị đƣợc thiên hạ? Thôi đi

đi, để lão làm việc.

Tử Cống xấu hổ, tím mặt lại, sợ sệt. Không trấn tỉnh lại đƣợc ngay. Đi ba chục dặm rồi tâm thần mới

định.

Bọn đệ tử hỏi Tử Cống:

- Ngƣời lúc nãy là ai vậy? Tại sao thầy biến sắc suốt ngày nhƣ vậy?

Tử Cống Đáp:

- Trƣớc kia ta cho rằng trong thiên hạ chỉ có mỗi một ngƣời [là Khổng Tử], không ngờ còn ông lão

này. Ta nghe thầy ta dạy: “Hành động thì phải hợp với thời cơ, công nghiệp thì phải tính sao cho

thành công. Dùng sức ít mà kết quả nhiều, đó là đạo của thánh nhân”. Lời của ông lão nay khác khác

hẳn; [ông ấy khuyên] hễ giữ đƣợc Đạo thì cái Đức mới toàn vẹn, Đức toàn vẹn thì hình thể mới toàn

vẹn, hình thể toàn vẹn thì tinh thần đƣợc toàn vẹn. Giữ cho tinh thần toàn vẹn là đạo của thánh nhân.

Thánh nhân sống tạm ở đời này cũng nhƣ mọi ngƣời, không biết [chết rồi] về đâu. Thật là hoàn toàn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.