TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 238

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

bề tôi. Quân đội và binh khí 741 [8] là cái phụ của cái đức; thƣởng phạt, lợi hại, ngũ hình 742 [9] là

cái phụ của giáo dục; lễ, pháp, điển chƣơng, so sánh, thẩm sát, chức tƣớc, là cái phụ của việc trị

nƣớc; tiếng chuông, tiếng trống, các đồ trang sức bằng bông, là cái phụ của nhạc; gào thét, thống

thiết, phân biệt các tang phục là cái phụ của việc để tang. Năm cái phụ đó phải vận động tinh thần,

tâm thuật mới có hiệu quả 743 [10] . Đó là cái học thấp nhất [mạt học], cổ nhân cũng có ngƣời dùng,

nhƣng không cho là chính.

Vua đề xƣớng rồi bề tôi theo; cha đề xƣớng rồi con theo; anh đề xƣớng rồi em theo; già đề xƣớng rồi

trẻ theo; trai đề xƣớng rồi gái theo; chồng đề xƣớng rồi vợ theo. Có quí có hèn; có trƣớc có sau, đó là

trật tự của trời đất; thánh nhân theo trật tự ấy. Trời cao, đất thấp, đó là vị trí của thần minh. Xuân hạ

trƣớc rồi mới tới thu đông, đó là trật tự của bốn mùa. Vạn vật sinh trƣởng, hình trạng khác nhau,

thịnh suy khác nhau, đó là dòng biến hoá của vũ trụ. Nhƣ trời đất cực thần minh kia mà còn có tôn ti,

trƣớc sau, huống hồ là ngƣời. Ở tôn miếu thì trọng những bậc vào hàng ông cha mình, ở triều đình

thì trọng chức tƣớc, ở hƣơng đảng thì trọng ngƣời già, xử sự thì trọng ngƣời hiền, đó là trật tự của đại

đạo 744 [11] . Nói tới đạo mà không nói tới trật tự thì không còn là đạo nữa. Nói tới đạo mà không

thi hành theo trật tự của đạo thì làm sao gọi là giữ đạo đƣợc?

Cổ nhân muốn làm sáng đại Đạo thì trƣớc hết làm sáng cái luật trời (tự nhiên) 745 [12] , rồi tới Đạo

và Đức; sau Đạo và Đức tới nhân nghĩa, rồi tới chức vụ, rồi tới danh phận; tuỳ tài năng mà giao

nhiệm vụ, rồi quan sát [kẻ dƣới làm việc ra sau], khen hay chê, thƣởng hay phạt; nhƣ vậy ngƣời khôn

kẻ ngu đƣợc đặt đúng chỗ, sang và hèn ở đúng địa vị, hiền tài và bất tài làm việc theo khả năng của

mình. Phải chia ra nhiều hạng theo khả năng rồi tuỳ khả năng mà định danh phận. Phải theo cách ấy

mà thờ ngƣời trên, nuôi kẻ dƣới, trị dân và tu thân. Không dùng trí mƣu mà cứ theo luật thiên nhiên,

nhƣ vậy gọi là cực trị.

Sách có câu: “Phải phân biệt chức vụ và danh phận”. Ngƣời xƣa đã phân biệt nhƣ vậy nhƣng không

cho đó là quan trọng. Ngƣời xƣa luận về đại đạo cho sự phân biệt chức vụ và danh phận đứng vào

hàng thứ năm, sự thƣởng phạt đứng vào hàng thứ chín. Vội vàng mà xét tới sự phân biệt chức vụ và

danh phận thì không biết đƣợc qui tắc của nó, vội vàng mà xét tới sự thƣởng phạt thì không đƣợc biết

nguyên do của nó. Nhƣ vậy là nói ngang, ngƣợc với đạo, sẽ bị ngƣời khác cai trị mình chứ làm sao





Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.