TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 248

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

- Khi bệ hạ tấu khúc Hàm Trì ở cánh đồng Động Đình 786 [7] , mới nghe thần thấy sợ, rồi sau nghe

thấy thơ thới trong lòng, sau cùng thấy quên bản thân đi, hoang mang, lẳng lặng, tinh thần bất định.

Hoàng Đế bảo:

- Ngƣơi gần hiểu đƣợc khúc đó. Ta tấu khúc đó vì ngƣời, ta chứng nghiệm nó với trời, thi hành nó

theo lễ nghĩa, dựng nó bằng cái cực thanh khiết [tức Đạo trời]. Thứ nhạc toàn thiện thì trƣớc hết ứng

với nhân sự, thuận với thiên lí, tiến hành theo ngũ đức [tức ngũ hành: kim mộc thuỷ hoả thổ], hợp

với tự nhiên. Rồi sau nó điều lí bốn mùa, hoà hợp với vạn vật. Bốn mùa nối tiếp nhau, vạn vật kế

nhau sinh sản. Cứ một thời thịnh tớo một thời suy, văn rồi tới võ [tức trị rồi tới loạn], trong rồi đục,

âm dƣơng điều hoà, ánh sáng đầy tràn, thanh âm dào dạt 787 [8] . Các côn trùng ngủ ở dƣới đất

[đông miên] nghe tiếng nhạc mà thức dậy, nghe tiếng sấm tiếng sét của ta mà kinh hoảng. Thanh âm

liên tục không biết ngắt ở đâu, bắt đầu ở đâu, thanh âm này tắt thì thanh âm khác phát, cứ đƣa vút lên

rồi hạ xuống nhƣ một dòng bất tuyệt, biến hoá bất ngờ. Vì vậy mà ngƣơi sợ.

Rồi ta lại tấu theo điệu âm dƣơng hoà hợp, đem ánh sáng mặt trời mặt trăng chiếu vào, thanh âm khi

ngắn khi dài, khi nhu khi cƣơng, biến hoá hợp tiết, không theo hoài một điệu, vang lừng trong hang

trong khe, làm bế tắc cảm quan, ngƣng trệ tinh thần, tuỳ theo nhịp điệu của vạn vật, nghe thấy rộng

lớn và cao sáng. Cho nên quỉ thần giữ chỗ u minh, còn mặt trăng mặt trời, tinh tú theo kĩ cƣơng mà

vận hành. Chỗ nào hết thì ta ngƣng rồi dòng thanh âm lại tiếp tục tới vô cùng. Ta suy nghĩ về nó mà

không hiểu, nhìn nó mà không thấy, đuổi theo mà không kịp. Ta thảng thốt đứng ở một ngả tƣ hƣ vô,

tựa vào một cây ngô đồng khô mà hát. Mắt ta không đủ sáng để thấy cái ta muốn thấy, sức ta không

đủ mạnh để đuổi kịp cái ta muốn đuổi. Trong thân thể ta toàn là hƣ không, ta uyển chuyển theo tự

nhiên; ngƣơi nghe nhạc cũng uyển chuyển theo tự nhiên cho nên thấy thơ thới.

Sau cùng ta phát ra thanh âm rất hoạt, điều hoà chúng bằng luật tự nhiên, cho nên thanh âm dồn dập,

du dƣơng mà vô hình, lan rộng ra mà không miễn cƣỡng, trầm trầm tựa nhƣ vô thanh. Chúng phát

động ở ngoài không trung, ngƣng lại ở chỗ thăm thẳm tối tăm. Lúc thì chúng nhƣ chết, lúc thì nhƣ

sống, lúc nhƣ quả, lúc nhƣ hoa, lúc chảy, lúc ngừng, lúc tán, lúc tụ, biến đổi hoài. Ai nghi ngờ điều

đó, cứ hỏi bậc thánh thì biết. Thánh là bậc nhận đƣợc bản tính của mình và thuận theo nó. Thiên cơ

phát mà ngũ quan đều đủ, nhƣ vậy là “cái vui của trời”, không nói mà lòng vui. Cho nên vua Hữu

Diễm khen nhạc đó rằng: “Nghe không thấy tiếng, nhìn không thấy hình; nó đầy cả trời đất, trùm cả


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.