Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Nguyễn Hiến Lê
Tạo Ebook:
Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
sâu đực kêu lên ở trên, ở dƣới con cái hoạ theo, mà tự nhiên sinh sản. Hễ có con đực con cái cùng
một loài thì sinh sản dễ dàng. Không thể đổi đƣợc thiên tính cùng vận mệnh; bốn mùa không thể
ngừng lại đƣợc, đại đạo không thể bị nghẽn, lấp. Đạt đƣợc đạo thì làm gì cũng đƣợc, để mất nó thì
không làm gì đƣợc cả.
Khổng Tử nghe rồi, ba tháng không ra khỏi cửa. Sau trở lại thăm Lão Đam, bảo:
- Khâu tôi đã hiểu rồi. Con quạ và con chim khách ấp trứng, con cá phun bọt [trứng] ra; con ong sinh
sản; em sinh ra thì anh khóc 804 [25] . Đã từ lâu, Khâu tôi không dự vào sự biến hoá của trời đất.
Ngƣời nào không dự vào sự biến hoá thì làm sao biến hoá đƣợc ngƣời khác?
Lão tử bảo:
- Đƣợc, ông hiểu đạo rồi đấy.
NHẬN ĐỊNH VỀ BA CHƢƠNG
THIÊN ĐỊA, THIÊN ĐẠO, THIÊN VẬN
Cũng như bốn chương đầu Nội thiên, ba chương này dùng một số danh từ không có trong thời Trang
tử.
Như bài XIII.1 có chữ “tố vương” (ông vua không ngôi), chữ này trỏ Khổng Tử, xuất hiện vào đời
Hán, sau Trang tử mấy trăm năm. Bài XIV.7 dùng danh từ “lục kinh” để trỏ Thi, Thư, Lễ, Nhạc,
Xuân Thu, Dịch; bài XIII.6 dùng danh từ “thập nhị kinh” (tức lục kinh và lục vĩ); hai danh từ này
cũng do người đời Hán đặt ra.
Đó là về hình thức, về nội dung ta càng thấy rõ ràng tác giả không phải là Trang tử, mà là nhiều
người có nhiều khuynh hướng khác nhau, chỉ có một điểm giống nhau là tư tưởng chính trị ôn hoà;
vì điểm này mà ba chương được sắp chung thành một tổ hợp.
1. Trước hết, một số bài còn giữ được gần đúng tư tưởng của Trang tử, như bài XII.8 bàn về vũ trụ,