TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 256

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

bài XII.4 bàn về tri thức, bài XII.10 bàn về chính trị…, nhưng tác giả những bài ấy không đưa ra một

ý kiến nào mới mẻ, không phát huy thêm được gì mà bút pháp cũng tầm thường.

2. Một số tác giả khác chịu ảnh hưởng của Khổng học (gọi Khổng Tử là Phu tử - XII.9), khen cách

trị dân của thánh nhân: “đặt ra các chức quan tuỳ theo nhu cầu, giao chức vụ tuỳ theo tài năng của

mỗi người, hiểu hết sự tình của dân và thuận theo khuynh hướng của dân mà làm…” (XII.12).

Họ cho nhân nghĩa là có ích, miễn là đừng thái quá. Bài XIV.5 có đoạn: “Nhân nghĩa là quán trọ

của tiên vương, chỉ nên ghé đó một đêm, không nên ở lâu, ở lâu thì bị nhiều điều trách móc. Bậc chí

nhân thời xưa mượn con đường “nhân” mà đi, ghé quán “nghĩa” mà nghỉ, thảnh thơi tiêu dao, sống

đạm bạc và độc lập”.

3. Một số bài nữa cơ hồ đứng hẳn về Khổng phái. Đây là một đoạn trong bài XIII.4: “Có quí có hèn,

có trước có sau, đó là trật tự của trời đất; thánh nhân theo trật tự ấy. Trời cao, đất thấp, đó là vị trí

của thần minh. Xuân hạ trước rồi mới tới thu đông, đó là trật tự của bốn mùa (…) Như trời đất cực

thần minh kia mà còn có tôn ti, trước sau, huống hồ là người. Ở tôn miếu thì trọng những bậc vào

hàng ông cha mình, ở triều đình thì trọng chức tước, ở hương đảng thì trọng người già, xử sự thì

trọng người hiền, đó là trật tự của đại đạo”.

Tác giả Tề vật luận mà lại chủ trương tôn ti như vậy ư? Câu cuối giá đặt vào bộ Mạnh tử thì hợp

hơn, vì diễn lại đúng ý trong câu “Triều đình mạc như tước, hương đảng mạc như xỉ, trưởng dân

mạc như đức”805[26] trong Công Tôn Sửu hạ, bài 2.

Đoạn cuối bài XII.11, cũng khiến chúng ta ngờ rằng tác giả bênh vực Khổng Tử mà chê Lão Trang.

Khổng Tử bảo Tử Cống: “Người đó (tức bảo ông làm vườn không chịu dùng cơ giới – cái cần vọt –

vì sợ sẽ sinh ra cơ tâm) hiểu lầm đạo thuật của thời nguyên thuỷ hỗn mang. Người đó (…) biết trị nội

tâm mà không biết trị ngoại vật. Giữ cái tâm sáng suốt, chất phác, vô vi để trở về với tự nhiên, giữ

được bản tính và tinh thần, ngao du trong cõi thế tục, cái đó có gì đáng cho (…) thầy trò mình

biết?”.

4. Lại có người chịu ảnh hưởng của pháp gia nữa. Họ bảo có thể dùng “hình danh, thưởng phạt” để

trị dân (Bài XIII.4), họ cho “công nghệ ở trong nhiệm vụ của quốc gia” (XII.1), họ chê Khổng Tử


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.