TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 257

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

lạc hậu: “Xưa với nay khác nhau cũng như trên nước và trên bộ, mà nước Chu và nước Lỗ chẳng

khác nhau như thuyền với xe ư? Nay đem pháp độ nước Chu áp dụng vào Lỗ thì không khác gì muốn

đi bằng thuyền trên bộ”. Vậy lễ nghĩa pháp độ phải biến đỗi cho hợp thời, đừng làm cái trò lấy áo

Chu công bắt vượn khỉ mặc. (XIV.4).

Tôi tưởng đâu nghe lời của Hàn Phi. Nghiên cứu Nam Hoa kinh mà gán cho Trang những tư tưởng

đó thì oan cho Trang quá.

Rồi còn quan niệm vô vi “mới mẻ” này nữa: “Theo qui tắc vô vi thì trị được thiên hạ mà còn dư sức,

nên hữu vi thì bị thiên hạ sai khiến mà vẫn không đủ sức... Người trên mà vô vi, người dưới cũng vô

vi nữa, thế là dưới cũng có đức như trên mà không có bề tôi nữa. Cũng vậy, nếu người dưới hữu vi,

người trên cũng hữu vi, thế là trên dưới cùng một đạo, mà không có vua nữa. Vậy trên phải vô vi mà

trị thiên hạ, dưới phải hữu vi để giúp thiên hạ, đó là luật bất di bất dịch”. (XIII.3).

Vô vi đâu phải là thứ vô vi không làm gì trái với thiên nhiên, với bản tính vạn vật; mà là thứ vô vi

của Pháp gia, vua không làm gì cả, chỉ kiểm soát, dò xét, còn mọi việc để bề tôi làm hết.

5. Sau cùng, trong nhóm mà La Căn Trạch gọi là “hữu phái” này, còn có nhà theo thuyết tu tiên. Họ

bảo thánh nhân “sống ngàn năm rồi, chán cõi trần này thì lên tiên, cưỡi đám mây trắng mà tới cõi

Thượng Đế” (XII.6). Chắc họ sống đời Tần hay đầu Hán, thời mà phong trào tu tiên rất thịnh: Tần

Thuỷ Hoàng cầu thuốc trường sinh bất tử, và phái người ra biển Đông tìm cảnh Bồng Đảo.

*

Tóm lại trong ba chương này, tư tưởng rất phức tạp, có tới năm khuynh hướng: theo Trang thuần

tuý, theo Trang mà chịu ảnh hưởng của Khổng, theo Khổng gần như thuần tuý, theo Pháp gia và

theo bọn Đạo gia tu tiên.

Tư tưởng của Trang không được phát huy thêm mà chỉ bị bôi xanh bôi đỏ, lem luốc tới không nhận

ra được nữa.

Đạo không còn là căn bản của vũ trụ, đã bị hạ bệ nhường ngôi cho thiên, rồi cho Thượng Đế.

Bài Đại tôn sư 1, Trang tử bảo: “Đạo là tự gốc của nó, trước khi có trời đất đã có nó rồi. Nó tạo ra

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.