TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 267

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

Hai chương này có nhiều điểm giống nhau:

- đều rất ngắn, chỉ lí thuyết, chứ không dùng ngụ ngôn, cố sự,

- nội dung đại khái như nhau: chỉ cho ta một phép tu dưỡng (mà cũng là phép dưỡng sinh), tức: sống

hư tĩnh, vô vi,

Tư tưởng hợp với Trang hơn hết thảy các chương trên, như khi bàn về cách sống chất phác, thanh

tĩnh, theo luật tự nhiên (XV.1), nhất là bảo không nên đem ý riêng mà đặt ra lễ nhạc (nói chung là

pháp độ) mà bắt mọi người theo, như vậy sẽ làm mất bản tính của người ta đi (XVI.1); ý đó đã được

diễn trong Ứng đế vương 2.

Tuy nhiên, cũng ngay trong bài XVI.1 đó, tác giả lại bảo: “Nhạc giúp cho con người thuần khiết,

thành thực mà trở về cái tính tự nhiên. Lễ giúp cho con người thành tín, trong hành vi, trong lời nói,

nghiêm chỉnh, văn nhã trong dong mạo, cử chỉ”; cơ hồ tác giả chịu ảnh hưởng cả Khổng lẫn Trang.

Đoạn dưới đây trong XV.1 càng khiến cho ta tin rằng tác giả không phải là Trang, mà là người thời

sau: “Hít, thở thật sâu và chậm, tống không khí độc ra, hít không khí trong sạch vô, treo mình lên

như con gấu, duỗi mình ra như con chim để được sống lâu, đó chỉ là hành vi của kẻ sĩ đạo dẫn luyện

khí, nuôi dưỡng thân thể, như ông Bành Tổ.” Cuối thời Chiến Quốc hay đầu đời Hán mới có hạng

đạo sĩ luyện cách trường sinh như vậy.

Do lẽ đó, hầu hết các nhà phê bình đều cho tác giả hai chương này thuộc nhóm Đạo gia hay ẩn sĩ

đời Tần hoặc đầu Hán.

Chú thích:

857 [2] Nguyên văn: Vạt vật bất thương. Có sách dịch là: Không làm hại nhau.

858 [3] Theo truyền thuyết, Toại Nhân dạy cho dân dùng lửa, Phục Hi dạy dân đánh cá, nuôi súc vật,

vạch ra bát quái, sáng lập ra văn khế.


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.