TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 289

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

sinh ra con “trình” 944 [18] , con trình sinh ra con ngựa; ngựa sinh ra ngƣời, ngƣời lại trở về cái

“cơ”. Nhƣ vậy là vạn vật đều từ cái “cơ”, rồi lại về cái “cơ”.

NHẬN ĐỊNH

Chỉ trừ bài 5 mà đại ý là mỗi người có một khả năng riêng; nhiệm vụ phải hợp với khả năng thì con

người mới sung sướng, còn sáu bài kia nói đến sự sống chết, luật biến hoá và có thể tóm tắt trong

mấy chữ này: Chết là vui.

Chết là vui vì sống là khổ:

“Người ta mới sinh ra ở đời đã phải lo lắng rồi, nếu trường thọ thì tinh thần mê muội đi, lo lắng

nhiều mà vẫn không chết cho, sao mà khổ thế!”. (bài 1)

“Sống chỉ là gởi thôi; ta sinh ra là gởi tạm ở đời này. Đời sống chỉ là bụi rác.”. (bài 3)

Trái lại, “Chết rồi thì không có vua ở trên, bề tôi ở dưới, không có công việc trong bốn mùa nữa,

thung dung cùng thọ với trời đất, dù làm vua cũng không vui bằng”. (bài 4)

Cho nên trong bài 2, khi vợ chết, Trang tử chẳng những không buồn mà còn “ngồi xoạc chân ra, gõ

nhịp vào một cái vò mà hát”. Vui đó là vui cho vợ, khỏi phải cực khổ trên kiếp “bụi rác” này mà

được yên nghỉ trong cái nhà Nhà lớn (tức vũ trụ).

Tư tưởng đó không phải của Trang mà truyện “Trang tử cổ bồn” nếu không phải là truyện tưởng

tượng thì cũng không hoàn toàn đúng sự thực. Chúng ta nhớ lại, trong Đại tôn sư, Trang tử viết:

“Sống hay chết đều do mạng trời, cũng như có đêm, có ngày”. Ông “tề sinh tử”, coi sống chết

ngang nhau, không trọng cái nào hơn cái nào.

Hơn nữa, trong Dưỡng sinh chủ, ông còn chỉ cho ta cách dưởng sinh, như vậy là ông ta coi trọng sự

sống, muốn được vui vẻ hưởng trọn tuổi đời, chứ đâu có bảo nó là “bụi rác”.


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.