TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 290

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

Mà lời ông đáp sứ giả nước Sở, thích làm con rùa sống lết cái đuôi trong bùn chứ không chịu làm

con rùa chết được thờ trong miếu đường (XVII.5), tuy không bàn về lẽ sống chết, chỉ tỏ ý khinh hư

danh mà trọng sự an nhàn, nhưng cũng rất hợp với chủ trương không ghét sự sống của ông.

Do đó chúng ta có thể kết luận rằng chương này không phải của Trang tử, cũng không phải của môn

phái ông (như chương trên) mà có lẽ là của môn phái Lão. Chương 13, Đạo Đức kinh, Lão tử có

viết:

“Ta sở dĩ phải lo lớn là vì có cái thân, nếu không có cái thân thì còn lo gì nữa”. Mà muốn cho không

có cái thân thì chỉ có cách là chết. Vậy cơ hồ là Lão tử chứ không phải Trang tử cho chết là vui.

Bài 7 chép về sự biến hoá của vạn vật, có một giá trị đặt biệt: Về triết học, nó muốn chứng minh

rằng không có sự phân biệt sống với chết, chết tức biến thành một loài khác, bắt đầu sống một cuộc

sống khác; về khoa học nó đi trước Buffon, Lamark, Darwin, tuy không giảng sự biến hoá từ giống

này ra giống khác, nhưng cũng nhận được sự liên hệ giữa vạn vật từ một bộ phận cực nhỏ mà tác giả

gọi là cái “cơ” – tức là một tế bào hay một phản ứng hoá học? – tiến lần lên thực vật, động vật, sau

cùng là loài người. Các học giả Trung Hoa đoán bài đó của phái Hoàng Lão (Đạo giáo) hay âm

dương gia viết, chứ không phải của Trang tử vì theo Trang tử vật có thể hoá thành người, người có

thể hoá vật, còn bài này chủ trương rằng chỉ có vật lần lần hoá thành người thôi.

Chú thích:

945 [1] Nguyên văn: ác. Có sách dịch là tiếng xấu.


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.