TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 311

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

phải của ta] đó? Ngƣời ta nói ý nhi 1034 [14] là loài chim khôn nhất. Chỗ nào nguy hiểm nhất không

nên đâu nó không nhìn tới, dù có đánh rớt ở đó một vật gì, nó cũng bỏ mà bay đi. Nó sợ ngƣời nhƣ

vậy, mà lại ở chung với ngƣời, coi nhà cửa với ngƣời là xã tắc của nó 1035 [15] .

Nhan Hồi lại hỏi:

- Thế nào là không có bƣớc đầu nào mà không phải là chung cục?

Khổng Tử đáp:

- Vạn vật đều biến hoá, nhƣng không biết cái gì làm chủ tế những diễn biến đó. Làm sao biết đƣợc

đâu là kết thúc, đâu là khởi thuỷ? [Nhƣ vậy tức là có bƣớc đầu thì có chung cục]. Chỉ thuận theo tự

nhiên mà đợi thôi.

- Thế nào là việc ngƣời và việc trời đều nhƣ nhau?

- Việc ngƣời do trời an bài cho nên bảo là tự nhiên, mà việc trời là tự nhiên rồi. Không thể cải tiến

đƣợc tự nhiên, vì cái tính của ngƣờibị hạn chế nhƣ vậy. Cho nên thánh nhânsuốt đời thuận ứng với tự

nhiên rồi yên ổn chết.

8

Một hôm Trang Chu dạo chơi trong vƣờn ở Điêu Lăng, thấy một con chim khách kì lạ ở phƣơng

Nam bay lại, cánh rộng bảy thƣớc, mắt tròn một tấc, bay sát trán Trang Chu rồi đậu ở một cây giẻ.

Trang Chu tự hỏi: “Loài chim nào đây? Cánh lớn nhƣ vậy mà không bay đi chỗ khác, mắt lớn nhƣ

vậy mà không thấy gì cả. Ông bèn vén áo tiến nhanh lại, giƣơng cung nhắm thì thấy một con ve

đƣơng hƣởng bóng mát mà quên thân nó đi [không để ý chung quanh] và một con bọ ngựa núp sau

một cái lá, rình bắt con ve mà quên chính thân nó đi; còn con chim khách kì dị kia thì muốn thừa cơ

vồ mồi, tham lợi mà quên tính mạng.

Trang tử kinh hoảng, bảo: “Ôi! Vật vẫn làm hại lẫn nhau, mƣu hại vật khác mà khiến vật khác nữa


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.