TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 314

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

Vậy tác giả chương này dùng một số chữ của Trang, diễn ý của Trang mà giảng cho rõ thêm, tất

phải thuộc môn phái của Trang.

Ngoài ra chương Đạt sinh còn chỉ cho ta vài cách luyện tập hoặc giữ mình để “dưỡng sinh”, như:

- phải tiết độ trong việc ăn uống, chăn gối, giữ mực mực trung (bài 5).

- đừng ham phú quí, danh lợi mà làm vật hi sinh (bài 6).

- dừng lo sợ mà sinh bệnh (bài 7).

- luyện cái khí để khỏi xúc động vì ngoại vật (bài 8)

- đừng làm quá sức (bài 11).

Tuy không sâu sắc gì, nhưng những lời khuyên đó đều thực tế mà được diễn bằng thể ngụ ngôn, có

bài đọc cũng hứng thú.

*

* *

Chương Sơn mộc cũng của phái Trang (bài 1, người viết gọi Trang là “phu tử”) nhưng theo tôi,

không phải của một mà của nhiều người viết, vì trong ba bài về Khổng Tử, khi thì khen Khổng Tử là

đạt nhân (bài 7: Khổng Tử bị vây ở giữa hai nước Trần và Thái mà vẫn vui), khi là chê là tầm

thường (bài 5: Khổng Tử than thân vì gặp nhiều tai hoạ, nhất là bàu 4: Khổng Tử sợ chết khi bị vây

ở Trần Thái).

Hoàng Cẩm Hoành đoán chắc rằng các tác giả chương này sống trước đời Hán vì bài 1, đoạn ông

bạn của Trang tử sai giết ngỗng để đãi khách, cũng chép trong Lã Thị Xuân Thu, thiên Tất kỉ, lời chỉ

hơi khác một chút.

Về nội dung, những tư tưởng trong Sơn mộc cũng là tư tưởng trong Nhân gian thế. Nhân gian thế

bảo cây nào vô dụng thì được thọ (bài 4), hữu dụng thì bị hoạ (bài 6, 9). Sơn mộc 1 cũng bảo “cây

thân thẳng thì bị đốn đầu tiên; giếng mà ngọt thì bị cạn trước hết (bài 4); con chồn vì có lớp da lông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.