TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 315

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

dày, con báo vì có những vằn đẹp nên bị cái hoạ mắc bẫy, mắc lưới (bài 2).

Nhưng tác giả Sơn mộc còn tiến thêm một bước, bảo hữu dụng (có tài) thì gặp hoạ đã đành rồi, mà

vô dụng cũng gặp hoạ như con ngỗng không biết kêu tring bài 1. Chỉ có hạng người biết cùng biến

hoá với thời, không cố chấp theo một thái độ nào, lúc lên lúc xuống mà hoà đồng với vũ trụ” thì mới

khỏi bị hoạ (bài 1). Bài đó hay, có thể nói là phát huy được tư tưởng của Trang.

Luận về phương pháp xử thế, Nhân gian thế đưa ra tiêu chuẩn “hư” và “thuận”: hư tức là hư tâm

(bài 1), thuận tức là thuận theo thiên tính của mỗi người (bài 3).

Trong chương Sơn mộc này, tác giả lấy chiếc thuyền không có người (hư thuyền) làm tỉ dụ để giải

nghĩa “hư tâm”, tức vô tâm (bài 2); còn “thuận” thì được diễn trong bài 3: cứ để cho dân chúng tự

ý góp sức, không ép buộc, và bài 7: “ta chỉ nên thuận ứng những biến hoá tự nhiên là được”.

“Hư kỉ và thuận nhân” đó là phép xử thế của Trang, nhưng thuận nhân mà vẫn giữ được bản tính

của mình chứ không để cho sự vật sai khiến, trái lại thuận theo bản tính của vật chính là để sai khiến

vật. “Vật vật nhi bất vật ư vật” (bài 1) đó là một đặc sắc của học thuyết Trang tử.

Ngoài ra chương Sơn mộc còn khuyên ta đừng nghĩ tới danh (bài 4), lợi (bài 5), đừng theo đuổi

ngoại vật (bài 8) và đừng khoe khoang (bài 9).

Chú thích:

1039[1] Tiên vƣơng ở đây trỏ Vƣơng Quí và Văn Vƣơng đời Chu, còn tiên quân trỏ Chu công và Bá

Cầm nƣớc Lỗ.

1040[2] Tức Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay.



Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.