TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 352

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

đạo đức; hành động là mà mình, cái đó là trật tự (nội tâm). Hai câu đó ý tƣơng phản nhau mà thực ra

thuận nhau. 1185 [15]

6

Hậu Nghệ có tài bắn trúng đƣợc một cái đích rất nhỏ, nhƣng vụng ở chỗ thích nghe nịnh. Thánh nhân

khéo theo tự nhiên mà vụng về “nhân vi” (việc ngƣời ta làm). Chỉ có ngƣời toàn đức mới khéo thuận

theo tự nhiên, vừa khéo việc “nhân vi”. Chỉ có con sâu là biết hoàn toàn sống theo sâu, tuỳ thuận tự

nhiên. Ngƣời toàn đức ghét thiên nhiên chăng? Ghét cái thiên nhiên “nhân vi” chăng? Mà chính tôi

là trời (thiên nhiên) chăng? 1186 [16]

Một con chim mà bay qua trƣớc mặt Hậu Nghệ thì thế nào Hậu Nghệ cũng bắn trúng (nhƣng chỉ bắn

mỗi phát đƣợc một con thôi). Nếu coi vũ trụ là cái lông chim thì không một con chim nào thoát đƣợc.

Vì vậy mà vua Thành Thang nhốt Y Doãn vào lồng bằng cách dùng Y Doãn làm đầu bếp, và Tần

Mục Công nhốt Bách Lí Hề vào lồng bằng cách tặng (?) Bách Lí Hề năm bộ da cừu. Nhƣ vậy, không

dùng sở thích của ngƣời ta mà lung lạc ngƣời ta đƣợc là điều không hề có 1187 [17] .

Một ngƣời cụt mất một chân thì không giữ phép tắc (khi đi đứng) nữa, vì chẳng cần để ý tới lời khen

chê của ngƣời khác. Một tên bị tội đồ dù lên chỗ cheo leo cũng không sợ vì đã coi thƣờng sống chết.

Ngƣời nào chê ta mà ta không đáp 1188 [18] , thì ta đã không phân biệt ngƣời với mình rồi; không

phân biệt ngƣời với mình, tức là ngƣời của trời (thiên nhân), hồn nhiên, có đƣợc ngƣời khác tôn kính

cũng không vui, mà bị ngƣời khác làm nhục cũng không giận. Chỉ ngƣời nào hoà hợp với trời mới

đƣợc nhƣ vậy.

Ngƣời ngƣời vƣợt lên sự giận dữ thì không bao giờ giận dữ; dù ngƣời đó có giận dữ thì sự giận dữ đó

cũng không phải là giận dữ vì tƣ dục, thành kiến; ngƣời nào vƣợt lên mọi hành động của loài ngƣời

thì không hành động; dù có ngƣời đó có hành động, cũng vẫn là “vô vi”. Ai muốn bình tĩnh, thì phải

điều hoà hơi thở; ai muốn đƣợc thân mình (cực sáng suốt) thì phải thuận theo tâm của mình; ai muốn

hành động hợp đạo lí thì chỉ hành động khi nào bất đắc dĩ; đó là cái đạo của thánh nhân.





Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.