TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 354

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

Chƣơng Canh Tang Sở cũng vậy.

Ảnh hưởng của Trang:

Bài 3: “Cổ nhân có người tri thức đạt tới cực điểm. Cực điểm đó ở đâu? Ở chỗ cho rằng thời sơ

khởi, vũ trụ chưa có vật: đó là điểm cực xa, cực cao mà tri thức đạt được, không thể thêm gì được

nữa. Hạng người thấp hơn cho rằng thời sơ khởi đã có vật, mà sự sinh đưa tới sự chết, chết là trở về

gốc: như vậy là có sự phân biệt rồi. Hạng thấp hơn nữa cho rằng sơ khởi là “không có”, rồi mới có

“sinh”, sinh không bao lâu thì chết” đã dùng những chữ và diễn gần đúng những ý trong bài 6 Tề

vật luận:

“Cổ nhân có người trí thức đạt được tới cực điểm. Cực điểm đó ở đâu? Ở chỗ cho rằng thời sơ khởi

vũ trụ chưa có vật: đó là điểm cực xa, cực cao mà tri thức đạt được, không thể thêm gì được nữa.

Hạng người thấp hơn cho rằng thời sơ khởi đã có cái gì đó, nhưng cái đó không nhất định. Hạng

thấp hơn cho rằng cái đó đã nhất định nhưng bảo không có thị phi (phải trái, xấu tốt).

Rõ ràng tác giả Canh Tang Sở đã mô phỏng Trang mà kém minh bạch, sâu sắc.

Cũng trong bài 3 Canh Tang Sở ấy, đoạn: “Như vậy, “không có” là cái đầu, sinh là phần thân thể,

mà chết là đốt cuối của xương sống. Ai biết rằng “có”, “không”, chết, sống chỉ là một thì tôi sẽ

đánh bạn với người đó” khiến ta nhớ tới đoạn đầu bài Đại tôn sƣ 3:

“Tử Tự, Tử Dư, Tử Lê, Tử Lai nói với nhau: “Ai coi sự hư vô là đầu, sự sống là xương sống, sự chết

là đốt cuối của xương sống; ai biết được sống chết, còn mất chỉ là một thì người đó là bạn của chúng

ta”.

Người sau gần như chép nguyên văn của người trước. Còn ảnh hưởng của Lão, ta thấy ngay trong

bài đầu, chép chuyện một môn đệ của Lão tử: Canh Tang Sở.

Tư tưởng phản đối hiền và trí trong bài ấy là tư tưởng của Lão hơn là của Trang:

“Đề cử nhân tài thì dân chúng khuynh loát nhau, nhiệm dụng hạng tài trí thì dân chúng sinh ra trá

nguỵ”. Câu ấy diễn lại ý trong câu “không trọng người hiền thì khiến cho dân chúng không tranh

nhau” (Đạo Đức kinh – chương 3) và câu “Trí tuệ gây ra sự gian trá lớn” (Đạo Đức kinh – chương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.