TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 355

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

18).

Một chứng cứ nữa: hai chữ “cửa trời” (thiên môn) trong bài 3 chính là chữ của Lão tử: “Thiên môn

khai hạp” (cửa trời khép mở) – Đạo đức kinh – chương 10.

Sau cùng, theo La Căn Trạch, suốt thời Tiên Tần chỉ có Lão tử coi đứa hài nhi là người lí tưởng

1189 [19] . “Có thể tập trung cái khí để được mềm mại như đứa trẻ sơ sinh không?” ( Đạo đức kinh

– chương 16), “Giữ được cái đức cho thật dày (đầy đủ) thì như đứa con đỏ (trẻ mới sinh)” (chương

55); “người nào mà cái Đức không lúc nào rời thì trở về tuổi sơ sinh” (chương 28).

Mà trong Canh Tang Sở 2, tác giả cũng đề cao hài nhi: “Lòng có thể như lòng đứa hài nhi không?

Nó khóc suốt ngày mà không khan tiếng là vì tâm khí nó cực điều hoà… Nó thuận theo ngoại vật,

cùng lên xuống (nổi chìm) với vạn vật. Đó là cách bảo toàn bản tính”.

*

Vì ảnh hưởng của Trang và của Lão đan xen nhau như vậy nên có người như Hoàng Cẩm Hoành

bảo tác giả của cả hai chương thuộc môn phái Trang, có người như La Căn Trạch bảo thuộc môn

phái Lão. Nhưng làm sao chúng ta có thể tin chắc được là môn phái nào vì ngay trong một bài – bài

Canh Tang Sở 3 – ta thấy cả lời của Trang lẫn lời của Lão? Lại thêm tác giả bài 13 cũng chương đó

có giọng chán đời, không phải giọng của Lão hay của Trang. Cho nên chúng ta chỉ có thể kết luận

rằng hai chương đó của một số hậu học, kẻ chịu ảnh hưởng của Trang, kẻ của Lão, có người cả của

Trang lẫn Lão. Họ không phát huy được thêm tư tưởng nào của người trước, bút phát cũng không có

gì đặc sắc, trừ vài bài như Trí Bắc du 1, 6. Nhất là Canh Tang Sở có nhiều chỗ tối nghĩa và tư tưởng

lộn xộn.


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.