TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 357

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

1203 [14] Nguyên văn: đức chi khâm giả. H.C.H. dịch là: Đạo là sự phô bày của Đức. Nhƣ vậy khó

hiểu quá vì Lão, Trang cho rằng có Đạo rồi mới có Đức, Đức là tác dụng của Đạo, là cái biểu hiện

của Đạo. – Nhƣng bảo “Đạo là cái Đức kính trọng” thì thú thực tôi cũng chẳng hiểu gì cả.

1204 [15] Có lẽ tác giả muốn nói: ngƣời theo Đạo thì vô vi, chỉ bất đắc dĩ mà hành động, dù sự bất

đắc dĩ đó, do hoàn cảnh ở ngoài hay do xúc động trong lòng.

1205 [16] Lời đoạn này sáng sủa mà ý thì tối, không hiểu nổi.

1206 [17] Tác giả xét cổ nhân hoặc hiểu truyện cũ theo ý mình. Y Doãn và Bách Lí Hề đều là ngƣời

hiền thời trƣớc. Y Doãn khéo điều hoà các món gia vị, vua Thành Thang cho rằng tài điều hoà đó là

tài làm tể tƣớng, nên trọng dụng; và Y Doãn giúp vua Thành Thang thắng vua Kiệt mà lập nên nhà

Thƣơng. Bách Lí Hề khi chƣa gặp thời, phải chăn bò ở Nam Hải (Sở), Tần Mục Công biết ông là

ngƣời tài, đem năm bộ da cừu chuộc rồi rƣớc ông về làm thừa tƣớng.

1207 [18] Nguyên văn: phục tập bất quĩ. L.K.h. dịch là: tập lại lần nữa mà không xấu hổ (nghĩa là

vụng về, phải tập đi tập lại?), có lẽ là vì theo một bản khác.

1208 [19] La Căn Trạch lầm. Mạnh tử trong Li Lâu hạ bài 12 cũng bảo “Bậc đại nhân không đánh

mất tấm lòng của mình khi mới sinh ra” (bất thất kì xích tử chi tâm). Nhƣng tác giả Canh Tang Sở

chịu ảnh hƣởng của Lão, chứ không phải của Mạnh.

Nguyễn Hiến Lê

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Giới thiệu và chú dịch: Nguyễn Hiến Lê

Chương XXIV

TỪ VÔ QUỈ
(Từ Vô Quỉ)

1







Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.