TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 353

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

NHẬN ĐỊNH VỀ HAI CHƢƠNG

TRÍ BẮC DU, CANH TANG SỞ

Hai chương này có hai điểm giống nhau:

- cùng bàn về Đạo, Đức, vô vi cho rằng trí tuệ không hiểu được Đạo, thánh nhân vô ích cho xã hội,

và cũng thảo luận về vấn đề vô và hữu;

- nhất là chịu ảnh hưởng đậm của Trang lẫn của Lão, có bài dùng đúng những lời của hai nhà đó

nữa.

Như trong Trí Bắc du , đại ý trong bài 6 (Đạo không ở đâu không có) cũng là ý trong bài Đại tôn

sƣ1. “Nó (Đạo) tạo ra quỉ thần, thượng đế, nó sinh ra trời đất”. Vì Đạo sinh ra vũ trụ, cho nên trong

vũ trụ, chỗ nào cũng có nó.

Một thí dụ nữa: lời của Vô Thuỷ trong Trí Bắc du8: “Đạo không thể nghe được, cái gì nghe được thì

không phải là Đạo. Đạo không thể thấy được, cái gì thấy được thì không phải là Đạo. Đạo không thể

đem ta giảng được, cái gì giảng được thì không phải là Đạo. Ai biết được rằng cái gì sinh ra hình

thể thì không có hình thể”.

Cũng diễn đúng ý này trong Đại tôn sƣ 1:

“Đạo có thực và tồn tại, nhưng “vô vi” mà không có hình trạng. Có thể truyền được mà không thể

tiếp nhận nó được, hiểu nó được mà không thấy nó được”.

Đó là ảnh hưởng của Trang. Nhưng ngay ở sau đoạn tôi mới dẫn trong Trí Bắc du 8, chúng ta cũng

nhận ra ảnh hưởng của Lão nữa trong câu này: “Đạo bất đương danh” (Đạo không thể dùng tên mà

gọi được). So với câu trong chương đầu Đạo Đức kinh: “Đạo khả đạo phi thường Đạo…” thì lời tuy

khác mà ý là một.

Nhất là Trí Bắc du 1 có tới bốn câu trích trong Đạo Đức kinh mà tôi đã ghi vào cước chú, nên không

cần dẫn lại ở đây.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.