TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 396

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

năm sau, Thân Đồ Địch [thăm mộ ông], nhảy xuống sông tự trầm 1356 [24] .

13

Dùng đó 1357 [25] là để bắt cá, đƣợc cá rồi thì nên quên đó đi. Dùng lƣới để bắt thỏ, đƣợc thỏ rồi thì

nên quên lƣới đi. Dùng lời là để diễn ý, hiểu đƣợc ý rồi thì nên quên ý đi. Tôi tìm đâu đƣợc ngƣời

biết quên lời để cùng đàm đạo với nhau đây?

NHẬN ĐỊNH

Nội dung chương này cũng hỗn tạp. Có ba bài (1, 9, 10) khuyên ta nên hư tâm tĩnh mặc, một bài (bài

7) diễn thêm ý “cái vô dụng cũng có chỗ hữu dụng” trong Nội thiên (chương Thiên gian thế - bài 9).

Những bài đó có thể coi là của môn phái Trang tử.

Bài 4 chê bọn Nho học là đê tiện và bài 5 cho Lão Lai tử mắng Khổng Tử là kiêu căng, chắc là của

phái Đạo gia.

Bài 13 sâu sắc: lời chỉ để diễn ý, hiểu được ý rồi thì nên quên lời đi.

Bài 2, 3, 6 là những ngụ ngôn; bài 11, 12 là những cố sự.

La Căn Trạch ngờ rằng chương này viết vào đời Tây Hán, vì:

- bài 3 có câu: “Sức tiểu thuyết dĩ can huyện lệnh” mà hai chữ “tiểu thuyết” 1358 [26] thờ Tiên Tần

không thấy dùng, còn chức “huyện lệnh” là một chức quan của nhà Tần, nhà Hán giữ lại.

- bài 4 kể truyện một bọn học Nho quật mộ cổ để nghiên cứu kinh Thi, kinh Lễ. Việc đó phải xảy ra

sau hoạ đốt sách đời Tần Thuỷ Hoàng, khi Hán Vũ Đế vì tôn trọng đạo Nho, sai người thu thập các

sách của Khổng phái 1359 [27] .





Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.