TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 400

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

không phát huy đƣợc hết cái đạo làm ngƣời, nhƣ vậy là hạng ngƣời cổ hủ.

Chi ngôn tuỳ cơ ứng biến, mỗi ngày mỗi khác nhƣng vẫn hợp với lí tự nhiên, suy diễn ra hoài cho tới

suốt đời mình.

Không nói tức hoà đồng với Đạo. Sự hoà đồng đó với lời nói, hai cái khác nhau. Lời nói với sự hoà

đồng đó, hai cái khác nhau 1389 [3] . Cho nên bảo: “Đừng nói gì cả”. Suốt đời nói mà chƣa từng là

đã nói; suốt đời không nói mà chƣa từng là không nói.

Có cái do thiên kiến của mình mà cho là có thể đƣợc [khả], có cái cho là không thể đƣợc [bất khả];

có cái cho là phải, có cái cho là không phải. Sao nhận cái nọ là có thể đƣợc? Nhận nó là có thể đƣợc

là vì tự mình cho nó là có thể đƣợc, [chứ vị tất nó đã có thể đƣợc]. Sao bảo cái kia là không thể

đƣợc? Bảo cái kia là không thể đƣợc là vì tự mình cho nó là không thể đƣợc. Sao nhận cái nọ là

phải? Nhận cái nọ là phải là vì tự mình cho nó là phải. Sao bảo cái kia là trái? Bảo cái kia là trái là vì

tự mình cho nó là trái.

Vật nào cũng vốn có cái phải, có cái có thể đƣợc của nó; không vật nào không có cái phải, cái có thể

đƣợc của nó. Nếu chi ngôn không mỗi ngày mỗi xuất hiện tuỳ theo hoàn cảnh, hợp với lí tự nhiên thì

làm sao truyền Đạo lâu bền đƣợc?

Vật gì cũng có cái “chủng” sinh ra, 1390 [4] rồi biến đổi hình trạng mà thành một loài khác, trƣớc

sau nối nhau nhƣ một vòng tròn, không biết đâu là đầu mối. Nhƣ vậy gọi là “vòng trời” (thiên quân)

1391 [5] . Cái Đạo “vòng trời” đó là cái lí tự nhiên (thiên nghê).

2

Trang tử bảo Huệ Thi:

- Khổng Tử sống lâu sáu chục tuổi mà sáu chục lần thay đổi ý kiến, điều mới đầu cho là phải thì sau

cho là trái, không biết điều hiện nay ông ấy cho là phải thì năm mƣơi chín năm trƣớc có cho là trái




Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.