TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 403

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

tự nhiên], có gì mà phải hỏi?

7

Bài này gần giống hệt bài II.5 trong Liệt tử, chúng tôi đã dịch rồi – bản của Lá Bối trang 255-56.

Đại ý là Lão tử khuyên Dƣơng tử từ bỏ vẻ tự đắc, khinh ngƣời.

NHẬN ĐỊNH

Chương này là một trong những chương ngắn nhất của toàn bộ. Nội dung cũng hỗn tạp. Tác giả

phải là nhiều người.

Vương Phu Chi cho bài đầu là bài Tựa của Nội thiên và do Trang tử viết, vì lời văn già giặn mà tóm

tắc được đại ý mấy điểm chính trong học thuyết của Trang: đừng tranh biện vô ích, cái gì cũng có

phải có trái, vũ trụ biến đổi hoài như vòng tròn, không biết đâu là khới đầu, đâu là kết thúc; và

chúng ta tuỳ theo hoàn cảnh mà thay đổi thì mới hợp thiên lí.

Ý kiến của Vương có thể đúng, nhưng cũng có thể do một nhà trong môn phái Trang viết để tóm tắt

học thuyết của Trang. Tôi theo thuyết sau vì thời Tiên Tần tôi không thấy triết gia nào viết Tựa cho

tác phẩm của mình. Mãi đến đời Hán Vũ Đế mới có Tư Mã Thiên viết bài “Tự tự” cho bộ sử của

ông.

Bài 6, từ lời đến ý rất giống bài 14 trong Tề vật luận.

Tề vật luận: “Cái bóng của cái bóng hỏi cái bóng: “ Lúc nãy anh đi, bây giờ anh ngừng. Lúc nãy

anh ngồi, bây giờ anh đứng. Tại sao anh không có thái độ độc lập vậy? Cái bóng đáp: “ Tôi sở dĩ

như vậy là vì tuỳ thuộc một cái gì. Cái gì đó lại tuỳ thuộc một cái gì khác. Tôi tuỳ thuộc một cái gì thì

cũng như con rắn tuỳ thuộc vẩy

1399[13]

của nó, con ve tuỳ thuộc cánh của nó...”

Ngụ ngôn: “Cái bóng của cái bóng hỏi cái bóng: “Lúc nãy anh cuối đầu, bây giờ anh ngửng đầu;

lúc nãy tóc anh búi lại, bây giờ nó xoã ra; lúc nãy anh ngồi, bây giờ anh đứng; lúc nãy anh đi, bây


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.