Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Nguyễn Hiến Lê
Tạo Ebook:
Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
Hạng ngƣời nhƣ Bá Di, Thúc Tề dù đem phú quí tặng họ, họ cũng nhất định không nhận 1438 [27] .
Tiết tháo họ thanh cao, khác hẳn thế tục, chỉ vui với lí tƣởng của mình mà không cạnh tranh với đời.
Tiết tháo của Bá Di và Thúc Tề nhƣ vậy.
NHẬN ĐỊNH
Tô Đông Pha cho rằng chương này (cũng như các chương Đạo Chích, Thuyết kiếm, Ngư phủ) lời lẽ
thiển lậu.
Một phần lớn là những cố sự về các ẩn sĩ thời cổ, không thèm làm vua, không ham phú quí (như bài
1, 3, 5, 7, 13…); có cố sự chép đúng như bài Thái vương Đản Phụ y hệt bài 15 Lƣơng Huệ vƣơng hạ
(Mạnh tử); có cố sự chép sai hoặc tác giả tự sửa đổi cho hợp với chủ trương của mình như bài 13 về
Bá Di, Thúc Tề.
Đại ý toàn chương là khuyên chúng ta tìm cái vui trong cuộc sống thanh khiết, hợp đạo. Nhưng xét
về tư tưởng thì có chỗ mâu thuẫn. Ví dụ bài 1 bảo: “Trị thiên hạ là việc rất quan trọng mà còn
không muốn hại cho sức khoẻ vì nó, huống hồ là việc khác”. Thế mà bài 13 lại đề cao những người
như Vô Trạch, Biện Tuỳ, Vụ Quang tự cho là bị sỉ nhục vì vua muốn nhường ngôi cho, rồi gieo mình
xuống sông, vực mà chết.
Bút pháp cũng có bài rất dở; dở nhất là bài 12, Tử Lộ và Tử Cống chê Khổng Tử:
“Thầy chúng mình bị đuổi ra khỏi nước Lỗ, rồi phải trốn khỏi nước Vệ; tại nước Tống, người ta đốn
cây dưới đó thầy đã ngồi; thầy bị cùng khốn ở nước Thương và nước Chu, bây giờ lại bị vây ở đây.
Có lệnh ai giết thầy mình cũng vô tội, ai muốn sỉ nhục thầy mình cũng không bị cấm. Vậy mà thầy
không dứt tiếng đàn, và tiếng ca hát. Một người quân tử mà vô liêm sĩ tới bực đó ư?”.
Bài đó cũng như bào 8, 9, 10, không phải là cố sự, chỉ có thể coi là ngụ ngôn, nhưng tác giả đã cho
Tử Lộ và Tử Cống (hai môn đệ giỏi của Khổng Tử) là hạng ngu độn, không hiểu gì về thầy mà lại có
giọng quá vô lễ với thầy.
Vì tư tưởng có chỗ mâu thuẫn, bút pháp không đều, nên chúng tôi nghĩ rằng chương này do nhiều