Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Nguyễn Hiến Lê
Tạo Ebook:
Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
người viết. Không có gì cho ta quyết đoán được rằng những tác giả đó thuộc môn phái Lão hay môn
phái Trang. Chúng ta chỉ có thể cho họ là Đạo gia vì có khuynh hướng ẩn dật.
Một điểm nên để ý: Nhiều bài trong chương này cũng thấy chép trong các sách khác, như bài 2 chép
trong Mạnh tử, vài 6 trong Liệt tử và ba bài 1, 11, 15 chép của Lữ thị Xuân Thu. Có một số học giả
còn thấy một số cố sự chép trong Hoài Nam tử và Hàn Phi ngoại truyện. Vậy chương này xuất hiện
vào đời Hán.
Chú thích:
1439[1] Một ẩn sĩ, họ Tử, tên Châu. Chi Phụ là tên tự.
1440[2] Nguyên văn: u ưu chi bệnh. U là tối tăm, ƣu là lo lắng. H.C.H. dịch là: bệnh nặng.
1441[3] Nếu đức mà hoàn toàn, nghĩa là đạt Đạo thì có thể “vô vi” mà trị nƣớc, không khó nhọc gì
cả.
1442[4] Đản Phụ là tổ nhà Chu, cha Vƣơng Quí, ông nội Văn vƣơng. Đất Bân ở tỉnh Thiểm Tây
ngày nay.
1443[5] Trừ hai câu cuối, bài này gần y hệt bài 15 chƣơng Lƣơng Huệ Vƣơng hạ trong bộ Mạnh tử.
Kết nhƣ tác giả bài này đã lạc đề mà còn nông cạn.
1444[6] Chữ quân tử ở đây trỏ bọn có chức tƣớc chứ không nhất định là ngƣời đức hạnh.
1445[7] Đây là thứ ngọc trai quí ở sông Bộc tỉnh Sơn Đông. Tƣơng truyền một con rắn thần muốn
đáp ơn vua nƣớc Tuỳ, nhả ra tặng vua.
1446[8] Mỗi nhẫn là tám thƣớc đời Chu.