Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Nguyễn Hiến Lê
Tạo Ebook:
Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
nhiều ngƣời tin mới là cần. Còn nhƣ không cầu thanh danh lợi lộc, mà phản tỉnh thì kẻ sĩ chỉ ôm
đƣợc cái bản tính trời cho thôi.
Tử Trƣơng bảo:
- Xƣa, Kiệt và Trụ, sang tới mức làm thiên tử, giàu tới mức có thiên hạ; nhƣng ngày nay bảo những
kẻ oa trữ: “Anh hành động nhƣ nhƣ Kiệt và Trụ” thì kẻ đó đỏ mặt lên, bất bình; vậy là ngay bọn tiểu
nhân cũng khinh Kiệt và Trụ. Trọng Ni và Mặc Địch là hạng bình dân nghèo khổ, nhƣng ngày nay
bảo một tể tƣớng: “Hành vi của ông nhƣ của Trọng Ni và Mặc Địch” thì tất ông ta biến sắc, xấu hổ,
rằng mình không xứng với lời khen đó; vậy là hai bậc hiền ấy quả đƣợc ngƣời đời quí trọng. Cho nên
có quyền thế nhƣ thiên tử vị tất đƣợc ngƣời ta quí, nghèo khổ nhƣ dân thƣờng vị tất đã bị ngƣời ta
khinh. Sự kính trọng hay khinh bỉ là do hành vi tốt hay xấu.
Mãn Cẩu Đắc bảo:
- Kẻ cƣớp nhỏ thì bị bắt, kẻ cƣớp lớn thì đƣợc làm vua chƣ hầu. Ở cửa dinh các vua chƣ hầu, toàn là
bọn giảng về nhân nghĩa 1480 [15] . Xƣa kia, Tề Hoàn công là Tiểu Bạch giết anh và thu nạp chị
dâu, mà Quản Trọng chịu làm bề tôi; Điền Thành tử giết vua, chiếm nƣớc Tề 1481 [16] mà Khổng
Tử chịu nhận lễ vật của y. Vậy là bình luận thì chê ngƣời ta mà hành động thì chịu hạ mình trƣớc
ngƣời ta; chẳng phải là ngôn ngữ và hành vi giao chiến nhau ở trong lòng ƣ? Chẳng phải là mâu
thuẫn ƣ? Cho nên có sách bảo: “Cái gì xấu? Cái gì đẹp? Thành công thì làm đầu, thất bại thì làm
đuôi”.
Tử Trƣơng bảo:
- Nếu ông không có đức hạnh tốt thì trong chỗ thân thích gần xa không có luân thƣờng, quí và tiện
không hợp nghĩa, già trẻ không có trên dƣới, nhƣ vậy thì làm sao phân biệt đƣợc ngũ luân và lục vị?
1482 [17]
Mãn Cẩu Đắc đáp: