Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Nguyễn Hiến Lê
Tạo Ebook:
Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
- Mọi ngƣời đều ham danh cầu lợi, chạy theo kẻ giàu làm thuộc hạ cho họ và tôn quí họ. Đƣợc ngƣời
ta tôn sùng thì đƣợc trƣờng thọ, thân thể an nhàn, ý chí vui vẻ. Tại sao riêng anh lại không muốn làm
nhƣ ngƣời ta, trí tuệ không đủ chăng, hay là biết đấy mà không đủ sức làm, nên cứ theo chính đạo,
không dám rời?
Tri Hoà đáp:
- Thí dụ có một kẻ trọc phú, tự so với những ngƣời cùng sinh một thời, ở cùng một làng, và tự nhận
nhận mình siêu quần bạt tục. Nhƣ vậy là không có chính đạo để xét cổ kim, phân biệt thị phi, thay
đổi theo thói tục, bỏ mất cái rất quan trọng là sinh mệnh, cái cực tôn quí là đạo Đạo, mà muốn làm gì
thì làm. Bà với kẻ đó về viễc giữ gìn sinh mệnh để đƣợc trƣờng thọ, thân thể an nhàn, ý chí vui vẻ,
chẳng là khó quá ƣ? Kẻ đó không quan tâm gì tới bệnh tật có hại cho thân thể, tới nỗi vui mừng hay
lo sợ có hại cho tâm linh, hành động mà không biết để làm gì. Nhƣ vậy thì dù đƣợc làm thiên tử, có
cả thiên hạ, cũng không tránh đƣợc hoạ.
Vô Túc bảo:
- Sự giàu có có lợi cho ngƣời ta đủ điều từ cái đẹp tới uy quyền trên đời, muốn gì đƣợc nấy; bậc chí
nhân và thánh nhân không sao bì kịp. Ngƣời giàu có nhờ dũng lực của kẻ khác mà gây đƣợc uy thế,
dùng mƣu trí của kẻ khác mà hoá ra sáng suốt, nhờ đạo đức của kẻ khác mà đƣợc tiếng là hiền lƣơng.
Tuy không có đất đai mà tôn nghiêm không khác gì vua một nƣớc. Vả lại thanh sắc, hƣơng vị, quyền
thế, lòng ngƣời không cần phải học, thân thể không cần phải tập cho quen mà tự nhiên ai cũng thích.
Ai cũng biết yêu ghét, trốn tránh, đeo đuổi mà chẳng cần có thầy dạy, đó là bản tính con ngƣời.
Thiên hạ tuy chê bai thái độ đó nhƣng mấy ai tránh đƣợc.
Tri Hoà đáp:
- Bậc trí giả hành động là vì nhu cầu [vì cái lợi] của mọi ngƣời, mà không trái pháp độ, cho nên biết
tri túc mà không tranh giành, không có lí do thì không đòi hỏi, tranh giành với bốn phƣơng mà không
biết mình tham. Hễ cho là có dƣ rồi [tức ngƣời biết tri túc] thì từ bỏ ngoại vật, bỏ cả thiên hạ mà
không tự cho mình là liêm. Cái thực chất của lòng tham lam và lòng liêm khiết không do ảnh hƣởng
của ngoại vật mà do tự xét lòng mình. Có quyền thế của thiên tử mà không ỷ sự tôn quí đó để khinh
ngƣời; giàu có làm chủ cả thiên hạ mà không dùng tiền của để giễu cợt ngƣời. Tính trƣớc tai hoạ, suy
nghĩ về sự phản phúc (thịnh rồi suy). Từ chối uy quyền lợi lộc vì biết nó có hại cho bản tính, chứ