Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Nguyễn Hiến Lê
Tạo Ebook:
Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
Chương này bút pháp rất tầm thường, không đáng cho vô một cuốn mà đời sau tôn xưng là một cuốn
kinh: Nam Hoa Kinh; nhưng chúng tôi cũng dịch cho được trọn bộ và để độc giả thấy tính cách hổn
tạp của phần Tạp thiên.
Cả ba bài đều là những đối thoại tưởng tượng giữa những nhân vật có thật (nhưng không sống cùng
một thời với nhau) hoặc tượng trưng, đều dẫn những cố sự quen thuộc về Nghiêu, Thuấn, Tử Tư, Tỉ
Can, Hứa Do, Kiệt, Trụ…
Tầm thường nhất là bài 1: tác giả mạt sát Khổng Tử và chê tất cả các thánh hiền của Nho gia bằng
một giọng ngây thơ, để khuyên người ta tha hồ hưởng lạc “vì trời đất vô cùng, đem thời gian hữu
hạn gởi vào trong cái khoảng vô cùng thì không khác gì bóng câu qua cửa”.
Bài 2 cũng chê đạo Khổng, cho thánh nhân của nhà Nho là ham danh mà ham danh cũng không hơn
gì ham lợi. Trong bài này dùng chữ “tể tướng” mà theo La Căn Trạch, danh từ đó chỉ xuất hiện vào
cuối thời Chiến Quốc.
Bài 3 tương đối khá hơn, khuyên ta tri túc, nhất là đừng ham giàu sang, nhưng lí luận cũng không có
gì đặc sắc.
La Căn Trạch cho chương này do Đạo gia ở cuối đời Chiến Quốc viết. Thuyết đó có thể tin được.
Chú thích:
1493 [1] Liễu Hạ Quí tức Liễu Hạ Huệ, họ Triển, tên Cầm, nhà ở dƣới gốc cây liễu, nên gọi là Liễu
Hạ, nổi tiếng là trong sạch. Đạo Chích là tên cƣớp tên Chích, theo Tƣ Mã Thiên, sống đời Hoàng Đế.
Bài này chỉ là ngụ ngôn vì Liểu Hạ Huệ, Đạo Chích và Khổng Tử sống ba thời khác nhau.
1494 [2] Nguyên văn: quán chi mộc chi quan: đội cái mũ tua tủa nhƣ nhánh cây.