Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Nguyễn Hiến Lê
Tạo Ebook:
Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
- Vua Nghiêu giết con cả, vua Thuấn đày ngƣời em cùng cha khác mẹ 1483 [18] , nhƣ vậy là trong
chỗ thân thích có luân thƣờng không? Vua Thang đuổi vua Kiệt đi, Võ vƣơng giết vua Trụ nhƣ vậy
là quí hay tiện [tức trên và dƣới] có hợp nghĩa không? Chu công giết anh 1484 [19] , nhƣ vậy là trên
dƣới có thứ tự không? Nho gia thì ngôn luận giả dối, Mặc gia thì kiêm ái. Nhƣ vậy có phân biệt ngũ
luân và lục vị không? Ông đề cao thanh danh, tôi đề cao lợi lộc. Sự thực cả thanh danh lẫn lợi lộc
đều không thuận với lí, không làm sáng cái Đạo.
Tôi xin nó thẳng với ông này: “Tiểu nhân vì lợi lộc mà hi sinh, quân tử vì thanh danh mà hi sinh; mỗi
bên đều vì một lí do riêng mà làm hƣ hỏng tình cảm cùng bản tính của mình, và đều là bỏ cái đáng
làm và hi sinh cho cái không đáng làm. Cho nên bảo: “Đừng nhƣ tiểu nhân [mà trục lợi] thì thuận
theo đƣợc bản tính; đừng nhƣ quân tử [mà ham danh] thì theo đƣợc thiên lí. Dù cong dù ngay, cũng
nên giúp bản tính của mình thuận ứng tự nhiên, quan sát bốn phƣơng, cùng với bốn mùa mà thay đổi.
Dù phải dù trái cũng phải giữ cái đạo lí trong thâm tâm mình. Thực hiện đƣợc lí tƣởng riêng của
mình, nhƣ vậy mới gần Đạo đƣợc. Đừng nên cố chấp trong hành vi, đừng học đạo nhân nghĩa, mà
hỏng việc mình làm. Đừng đeo đuổi phú quí, đừng mong gắp thành công, nhƣ vậy là bỏ mất Đạo tự
nhiên. 1485 [20]
Tỉ Can bị moi tim, Tử Tƣ bị khoét mắt 1486 [21] , đó là cái hoạ trung quân; Trực Cung làm chứng
cha ăn cắp cừu, Vĩ Sinh chết đuối, đó là cái vạ giữ chữ tín; Bảo tử ôm cây mà chết khô, Thăng tử
1487 [22] bị vu oan mà không tự bào chữa, đó là cái hại liêm khiết; Khổng Tử không thấy mẹ,
Khuông tử không thấy cha 1488 [23] , đó là cái hại của nhân nghĩa. Những truyện ấy truyền lại cho
đời sau, cho ta thấy kẻ sĩ mà ngôn ngữ chính trực, hành vi quả quyết thì gặp tai ƣơng, chịu hoạ hoạn
nhƣ vậy.
3
Vô Túc hỏi Tri Hoà 1489 [24] :