Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Nguyễn Hiến Lê
Tạo Ebook:
Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
biến hoá của động tĩnh, tìm qui tắc để thích nghi sự cho và sự nhận, điều lí các tình cảm yêu và ghét,
điều tiết sự vui thích và giận dữ, thì làm sao tránh đƣợc tai hoạ. Thầy nên cẩn thận sửa mình, giữ gìn
bản chân để cho ngƣời và vật tự thích nghi 1531 [10] , thì sẽ tránh đƣợc tai hoạ. Nay thầy không sửa
mình, mà lại đi cầu ở ngƣời [hoặc trách ngƣời], nhƣ vậy chẳng là quá coi trọng ngoại vật ƣ?
Khổng Tử xấu hổ, hỏi:
- Xin cụ giảng cho thế nào là bản chân?
Ông lão đáp:
- Bản chân là cái cực tinh thành. Không tinh thành thì không cảm động ngƣời đƣợc. Cho nên kẻ
gƣợng khóc thì bề ngoài tuy bi thảm mà trong lòng không thƣơng tiếc; kẻ làm bộ giận thì tuy nghiêm
mà không uy; kẻ gƣợng thân ái thì tuy cƣời mà không thật vui vẻ. Thực bi thảm thì không gào khóc
mà trong lòng thƣơng tiếc; thực giận dữ thì tuy chƣa lộ sắc giận mà đã uy nghiêm; thực thân ái thì
tuy không cƣời mà đã vui vẻ. Bản chân ở trong lòng thì tinh thần biểu lộ ra ngoài, vì vậy mà ngƣời ta
quí cái bản chân. Đem bản chân dùng vào phƣơng diện nhân luân nhƣ thờ cha mẹ thì hiếu thuận, thờ
vua thì trung trinh, uống rƣợu thì vui, đƣa ma thì buồn. Trong sự trung trinh, cần nhất là lập công;
trong sự uống rƣợu, cần nhất là vui; trong sự đƣa ma, cần nhất là sự buồn thảm; trong sự thờ cha mẹ,
thì cần nhất là làm cho cha mẹ vui lòng; thành công có nhiều cách, không phải chỉ có một đƣờng mà
thôi. Nhƣ thờ cha mẹ thì cần làm vui lòng cha mẹ, bất luận dùng cách nào; uống rƣợu cần vui, bất
luận dùng thứ chén nào; đƣa ma cần bi thảm, chẳng cần biết nghi lễ. Lễ là do thế tục đặt ra; còn bản
chân là cái trời cho, nó tự nhiên, không hề biến đổi. Cho nên thánh nhân lấy trời làm phép tắc và quí
bản chân, không câu nệ thế tục; còn kẻ ngu thì trái lại, không biết lấy trời làm phép tắc mà chỉ lo
không hợp với thế tục, không biết quí bản chân mà chỉ theo mọi ngƣời, bị thế tục biến hoá, cho nên
lòng không thoả mãn 1532 [11] . Tiếc thay, thầy sớm chìm đắm vào sự giả dối, trễ rồi mới đƣợc nghe
giảng về đại Đạo.
Khổng Tử lại vái hai vái, rồi ngửng lên, thƣa:
- Hôm nay tôi gặp đƣợc cụ thật là may mắn, do trời dun giủi. Xin tiên sinh đừng lấy là xấu hổ mà
cho tôi đƣợc phục dịch, và đích thân dạy dỗ tôi. Xin cho biết tiên sinh ở đâu để tôi tới thụ nghiệp mà