Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Nguyễn Hiến Lê
Tạo Ebook:
Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
yên ở chỗ yên 1553 [8] .
Trang tử bảo: Biết Đạo là điều dễ; không nói về Đạo mới khó. Biết mà không nói là tiến lại thiên
nhiên; biết mà nói là tiến tới “nhân vi”. Cổ nhân tiến tới thiên nhiên chứ không tiến tới nhân vi.
4
Chu Bình Mạn tốn cả gia sản là ngàn vàng để nhờ Chi Li Ích dạy cho cách mổ thịt rồng. Sau ba năm,
kĩ thuật tinh xảo rồi mà không có chỗ dùng.
5
Thánh nhân không cho cái tất nhiên là tất nhiên cho nên không dùng binh (hoặc không giao tranh);
ngƣời thƣờng cho cái không tất nhiên là tất nhiên nên hay dùng binh. Thích dùng binh thì tìm cách
thoả mãn sở thích của mình. Trông cậy vào binh lực thì sẽ chết.
Trí tuệ của kẻ tầm thƣờng thì chỉ nghĩ tới lễ vật và thƣ từ, thù tạc, khiến tinh thần mệt mỏi vào những
việc nông cạn, thô lậu. Vậy mà họ tƣởng mình dùng Đạo giúp hết cả vạn vật, đạt đƣợc sự hợp nhất
và sự hƣ tĩng của hình thể. Nhƣ vậy mê hoặc về vũ trụ, bị luỵ về hình thể mà không biết đƣợc nguồn
gốc của vạn vật.
Bậc chí nhân đƣa tinh thần về chỗ Vô thuỷ mà vui ở chỗ Hƣ vô; nhƣ nƣớc chảy mà không có hình
tích, phát tiết ở chỗ cực trong sạch. Buồn thay! Trí tuệ cho anh biết đƣợc cái nhỏ nhặt nhƣ ngọn lông
mà không biết đƣợc cái đạo lớn yên tĩnh.
5
Một ngƣời nƣớc Tống tên là Tào Thƣơng đƣợc vua Tống sai đi sứ qua Tần, khi đi chỉ có năm cỗ xe.
Vua Tần bằng lòng ông ta lắm, cho một trăm cỗ. Về tới Tống, ông ta gặp Trang tử, bảo:
- Ở trong một đƣờng hẽm trong một xóm nghèo khổ, quẫn quách tới nỗi phải bện dép để sống, đói
tới nỗi cổ ngẳng, mặt xanh xao, đó là sở đoản của Thƣơng tôi. Nhất đán gặp vua một nƣớc vạn cỗ xe