Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Nguyễn Hiến Lê
Tạo Ebook:
Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
thì bị âm dƣơng hành hạ. Chỉ bậc chí nhân là tránh đƣợc cả hình phạt ở ngoài lẫn ở trong.
9
Khổng Tử bảo: “Lòng ngƣời ta hiểm hơn sông núi, khó biết hơn trời nữa. Vì trời còn có những hiện
tƣợng đúng kì: xuân hạ thu đông, sáng và tối; còn ngƣời ta thì bề ngoài thì kín đáo mà trong lòng thì
sâu thẳm. Cho nên có kẻ bề ngoài thận trọng mà hành vi lại phóng túng; có kẻ bề ngoài có vẻ trƣởng
thƣợng đáng kính mà lòng thì xấu xa; có kẻ bề ngoài nhu thuận, hẹp hòi mà lòng lại khoáng đạt; có
kẻ bề ngoài cứng cỏi mà lòng lại nhu nhƣợc; có kẻ bề ngoài hoà hoãn mà trong lòng lại nóng nảy.
Cho nên có kẻ ham điều nhân nghĩa nhƣ khát khao, mà lại trốn nhân nghĩa nhƣ trốn lửa. Cho nên bậc
quân tử dùng ngƣời thì sai đi xa để xét lòng trung tín của họ, giao cho những việc gần để xét lòng
kính cẩn của họ; bảo làm những việc khó để xét tài năng của họ; thình lình hỏi họ để xét trí thông
minh của họ; đƣa ra một kì hạn gấp để họ có giữ chữ tín không; giao phó tiền bạc để xem họ có đức
nhân (tức bất vị lợi?) không; bảo cho họ biết trƣớc việc nguy hiểm để xem có đổi tiết tháo không;
cho họ uống rƣợu say để xem họ có giữ đƣợc phép tắc không; cho họ ở những chốn hổn tạp (trai gái
sống chung với nhau) xem họ có dâm loạn không. Thí nghiệm chín cách nhƣ trên rồi thì biết đƣợc kẻ
nào xấu xa”.
10
Chính Khảo Phụ lần đầu đƣợc lệnh bổ dụng thì cúi đầu xuống, lần thứ nhì thì khom lƣng xuống, lần
thứ ba 1557 [12] thì phủ phục xuống, men theo tƣờng mà chạy. Cung kính nhƣ vậy thì ai dám đem
việc không phải phép mà làm nhục ông ta? 1558 [13] Hạng phàm phu lần đầu đƣợc lệnh bổ dụng thì
vênh vênh váo váo; lần thì nhảy múa trên xe, lần thứ ba thì goi chú bác bằng tên tục. Ai dám so sánh
hạng đó với vua Nghiêu và Hứa Do? 1559 [14]
*
Hoạ không gì lớn bằng đức có tâm 1560 [15] mà tâm có mắt, tâm có mắt nên nhìn bằng tâm, mà nhìn