TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 57

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

bụi, rồi tới màu xanh của trời ? Mỗi nhà giải thích một khác. Trong bản dịch (phần II) tôi đã theo

Vƣơng Phu Chi, cho rằng Trang tử muốn nói: Sở dĩ chim bằng bay cao đƣợc vì có hơi nƣớc – những

hơi nƣớc này bay lên, coi tựa nhƣ những con ngựa hoang – bụi cát cùng hơi thở của các sinh vật đỡ

nó ở dƣới, và một lớp không khí dày ở trên và ở dƣới. Chính lớp không khí dày đó làm cho màu trời

hoá xanh, vì ở trên cao nhìn xuống thì cũng thấy màu xanh đó.

Hiểu nhƣ vậy rất có lí, mà đoạn đó mới có liên lạc với đoạn sau; nhƣng đó chỉ là một lối suy diễn, có

thực đúng với tƣ tƣởng của Trang không thì chỉ có Trang mới biết được.

Thí dụ tôi mới dẫn còn tƣơng đối dễ hiểu, mà có hiểu sai thì cũng chẳng hại gì đến đại ý cả bài, giá

có bỏ hẳn đi, cũng đƣợc nữa. Còn nhiều chỗ mù mịt hơn nhiều, không sao mò ra đƣợc manh mối, tìm

các chú giải thì không ai giống ai, không có lối giảng nào làm cho tôi thoả mãn cả; có nhà lại làm

thinh, họ cho là sáng sủa quá rồi chẳng cần giảng chăng?

Tôi không muốn dẫn thêm ít thí dụ nữa, ngại rƣờm, nhƣng trong phần dịch các thiên, tôi đã ghi

những chỗ tối nghĩa, độc giả sẽ thấy lời tôi mới nói không phải là quá.

Tôi nghiệm thấy văn của Trang mà lại tƣơng đối dễ hiểu hơn văn của một số ngƣời đời sau trong

Ngoại và Tạp thiên. Ngay trong Nội thiên, một vài bài tôi ngờ rằng không phải của Trang nhƣ bài

IV.1 văn cũng rất tối.

Phải có đọc Trang tử rồi, chúng ta mới thấy những tác phẩm của Khổng phái, nhƣ Tứ thư, sáng sủa

biết bao. Nhất là bộ Mạnh tử trong nhƣ nƣớc suối vậy.

Thói không dùng phép chuyển, có phải là thói chung của thời Chiến Quốc (trừ vài ngoại lệ nhƣ

Mạnh tử) không? Ngay Tƣ Mã Thiên đời Hán cũng coi thƣờng phép chuyển, nhƣ trong bài Bá Di,

Thúc Tề, mà chúng tôi đã giới thiệu tại phần I – Sử kí. Hình nhƣ cổ nhân cứ diễn hết ý này đến ý

khác, nếu ý dồi dào, tân kì và có liên lạc với nhau thì cách đó làm cho văn vừa gọn, vừa đột ngột, có

cái thú riêng. Nếu tài kém, ý tầm thƣờng, không khéo sắp đặt thì khổ cho ngƣời đọc. Từ đời Đƣờng

trở đi, nhờ có luật làm thơ: phá, thừa, thực, luận, kết, nên văn sĩ (thƣờng cũng là thi sĩ) rất chú trọng

tới phép chuyển cùng bố cục mà cổ văn đạt tới một nghệ thuật rất cao. Rất nhiều đoản văn (ngƣời

Trung Hoa gọi là tiểu phẩm) đời Đƣờng, Tống, Thanh mặc dù không có cái hùng khí, cái hơi dài nhƣ

Trang tử hay Sử kí, không cuồn cuộn, man mác, nhƣng thật là những viên ngọc không vết, vừa đẹp,

vừa sáng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.