TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 58

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

Tôi đã lạc ra ngoài đề rồi, xin trở lại những nhƣợc điểm trong văn Trang tử.

Ngụ ngôn của Trang tử thƣờng rất hay, nhƣng phép dùng “trọng ngôn” của ông đã đi ngƣợc lại mục

đích của ông muốn đạt. Thí dụ trong bài V.1, Trang tử cho Khổng Tử nói với Thƣờng Quí:

“Sống chết là việc lớn mà ông ấy (một ngƣời cụt chân tên là Vƣơng Đài) coi thƣờng, trời đất có sập

ông ấy cũng không bị huỷ diệt; ông ấy xét kĩ cái chân thực, không bị cái giả tạo làm mê hoặc; ông ấy

biết rằng vạn vật đều biến hoá, nên giữ đƣợc cái căn bản chân chính. (…) Xét chỗ dị biệt của vạn vật

thì lá gan và trái mật khác nhau cũng nhƣ nƣớc Sở và nƣớc Việt; mà xét chỗ giống nhau thì vạn vật

chỉ là một. Biết đƣợc cái lẽ ấy thì không để ý đến sự nhận thức của tai mắt nữa mà tâm linh ngao du

ở chỗ hài hoà của vũ trụ. Đã thấy vạn vật là một thì không thấy cái gì mất nữa. Cho nên Vƣơng Đài

cho mình mất một chân cũng nhƣ mất một cục đất vậy thôi”.

Ý đó chính là của Trang tử, khoáng đạt mà có phần đúng. Không phải đặt vào miệng của Khổng Tử

mà có giá trị hơn; trái lại ngƣời hiểu biết Khổng Tử sẽ nhận ngay ra là truyện bịa, rồi coi thƣờng.

Huống hồ bài đó cho Khổng Tử là khoáng đạt, tới bài thứ ba cũng chƣơng đó, lại cho Khổng Tử là

“nông nổi”, khiến Lão tử phải chê là “không hiểu biết sống với chết chỉ là một, cái khả và cái bất khả

thì cũng nhƣ nhau”.

Qua bài sau, bài 4, Khổng Tử lại trở thành một bậc đạt Đạo nhƣ Trang, thấu đƣợc lẽ tử sinh, đắc thất:

Khổng Tử nói với vua Ai công nƣớc Lỗ:

“Tử sinh, đắc thất, cùng đạt, giàu nghèo, hiền ngu, chê khen, đói khát, nóng lạnh, đó là những biến

hoá của sự vật, sự chuyển vận của luật trời, nhƣ ngày rồi đến đêm, mà không ai biết gốc ở đâu. Ai

đạt đƣợc lẽ ấy, thì tâm thần không bị hỗn loạn, ngày đêm giữ đƣợc cái khí thuần hoà, ung dung, vui

vẻ nhƣ khí xuân mà thích ứng với mọi sự biến hoá”.

Sao mà mâu thuẫn nhƣ vậy! Ngoại và Tạp thiên còn tệ hơn nữa. “Trọng ngôn” đƣợc dùng một cách

bừa bãi, nhƣ bôi xanh bôi đỏ lên mặt các ngƣời thời trƣớc, từ Nghiêu, Thuấn tới Khổng Tử, Nhan

Hồi, Tăng Sâm, Tử Ngƣ, Bá Di, Thúc Tề, vân vân… gây ra hai cái hại:

- ngƣời nào không hiểu Nho, Lão, không thuộc sử Trung Hoa thì không nên đọc Trang tử.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.