TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 63

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

Từ khi Tƣ Mã Thiên chép chung tiểu sử của Lão tử, Trang tử, Thân Bất Hại, Hàn Phi trong một

chƣơng thì hễ nhắc tới Lão, chúng ta nghĩ ngay tới Trang, tƣởng đâu giữa Lão và Trang có một sự

liên hệ chặt chẽ cũng nhƣ giữa Khổng và Mạnh, và Trang chỉ chịu ảnh hƣởng của Lão cũng nhƣ

Mạnh chỉ chịu ảnh hƣởng của Khổng.

Sự thực không phải vậy. Lão và Trang chỉ đại biểu cho tƣ tƣởng lãng mạn, khoáng đạt, vô vi của

phƣơng Nam cũng nhƣ Khổng và Mạnh đại biểu cho tƣ tƣởng thực tế của phƣơng Bắc (tức miền ở

phía Bắc sông Hoàng Hà), còn xét về ảnh hƣởng thì Trang nhận di sản tinh thần của nhiều nhà, từ

Dƣơng Chu sống trƣớc Trang khoảng một trăm năm tới Lão tử, Liệt tử, có lẽ cả Điền Biền và Thận

Đáo sống cùng thời với Trang và lớn hơn Trang khoảng mƣời tuổi, cho nên có tác giả đã nói rằng:

Trang tập đại thành các học thuyết của phƣơng Nam.

Mà di sản đó cũng là thứ di sản gián tiếp chứ không trực tiếp nhƣ Khổng để lại Tử Tƣ rồi Tử Tƣ

truyền lại cho Mạnh tử hai ba thế hệ sau. Nghĩa là Mạnh tử có thể coi là môn đồ xa của Khổng tử;

Trang tử thì tuyệt nhiên không phải là môn đồ của Lão tử. Hơn nữa, Mạnh tử đƣợc đọc các kinh Thi,

Thư, Lễ, Xuân Thu của Khổng tử, có thể cả Luận ngữ cùng Đại học, Trung dung nữa; còn Trang chỉ

nghe đƣợc học thuyết của Lão tử thôi chứ không đƣợc đọc vì, nhƣ chƣơng I tôi đã nói, thời ông, bộ

Đạo Đức kinh chƣa xuất hiện 55 [1] hoặc mới xuất hiện mà không tới tay ông, cho nên trong Nội

thiên ông không dẫn một câu nào trong bộ đó cả, còn những lời ông cho Lão đáp Dƣơng Tử Cƣ trong

bài VII.4, có phần chắc là tƣ tƣởng của Liệt tử hoặc của chính ông hơn là của Lão 56 [2] , vì tƣ tƣởng

trong bài đó không hợp với Lão, mà truyện chỉ là một “trọng ngôn” tức một thứ ngụ ngôn thôi.

Tuy gián tiếp, ảnh hƣởng của Lão tới Trang cũng rõ rệt chẳng hạn trong quan niệm về vũ trụ (Đạo,

sự biến hoá của sự vật, lẽ qui căn), về nhân sinh (vô vi); nhƣng khi ứng biến với sự vật, Trang có thái

độ khác Lão: Lão còn phân biệt mình và vật (tiếng vật này trỏ các ngoại vật, tức những cái gì không

phải là ta, từ ngƣời cho tới vật) và trọng các đức khiêm, nhu, bất tranh, cƣ hạ (ở dƣới ngƣời), cƣ hậu

(ở sau ngƣời), để bảo toàn thân mình; còn Trang “tề sinh tử”, “đồng nhân ngã”, coi tử cũng nhƣ sinh,

ngƣời cũng nhƣ mình, cứ theo luật tự nhiên mà biến hoá và để cho vật biến hoá, không cho cái gì là

hại cả (bất dĩ hại vi hại).

Đi ngƣợc lên nữa, chúng ta thấy cả Lão và Trang đều chịu ảnh hƣởng của Dƣơng tử về điểm “quí

sinh” (trọng đời sống). Dƣơng tử bảo dù mất một sợi lông chân mà làm lợi đƣợc thiên hạ, ông cũng


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.